Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự 2015

(Số lần đọc 1738)
BLHS 2015 quy định 07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) bao gồm: Sự kiện bất ngờ; Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; Phòng vệ chính đáng; Tình thế cấp thiết; Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.

Sự kiện bất ngờ: Điều 20 BLHS năm 2015 khẳng định: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu TNHS. So với BLHS năm 1999, quy định về sự kiện bất ngờ trong BLHS năm 2015 không có sự thay đổi về bản chất pháp lý, mà chỉ là sự sửa đổi, bổ sung về mặt kỹ thuật lập pháp theo hướng quy định trực tiếp một người thực hiện hành vi được coi là sự kiện bất ngờ và hậu quả pháp lý của nó.

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Điều 21 BLHS năm 2015 quy định, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu TNHS. So với BLHS năm 1999, quy định về tình trạng không có năng lực TNHS trong BLHS năm 2015 có sự thay đổi về mặt kỹ thuật theo hướng bỏ quy định về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại điều luật mà quy định thống nhất về việc áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tại Điều 49 BLHS năm 2015.

Phòng vệ chính đáng: Khoản 1 điều 22 BLHS 2015 quy định: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi thoả mãn các dấu hiệu sau: Có hành vi tấn công đang hiện hữu, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tổ chức, quyền và lợi ích chính đánh của người phòng vệ hoặc của người khác (cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng). Hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho người xâm phạm là cần thiết (nội dung và phạm vi của phòng vệ chính đáng);

00358.jpg

Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS theo quy định của Bộ luật này.

Tình thế cấp thiết: Khoản 1 điều 23 BLHS 2015 quy định, tình thế cấp thiết là một trong những trường hợp loại trừ TNHS, đó là tình thế của người đứng trước sự đe dọa đến một lợi ích được pháp luật bảo vệ, và để bảo vệ lợi ích này, người đó không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại cho một lợi ích khác được pháp luật bảo vệ. Để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và không phải chịu TNHS thì phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:  Phải có sự đe dọa hiện hữu và thực tế xâm phạm đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ (tức là lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của bản thân người thực hiện hành vi hay của người khác); Hành vi gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm; Thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình trạng một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là gây thiệt hại bằng hoặc lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Người có hành vi gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì cũng phải chịu TNHS.   

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội: Khoản 1 Điều 24 BLHS 2015 quy đinh, hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

Để được coi là gây thiệt hại trong bắt giữ người phạm tội là một trường hợp loại trừ TNHS, hành vi bắt giữ phải thỏa măn các điều kiện sau: Hành vi bắt giữ phải thuộc về các chủ thể có thẩm quyền bắt giữ người phạm tội; Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là biện pháp cuối cùng, không còn cách nào khác để bắt giữ người phạm tội; Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là cần thiết.

Khoản 2 Điều 24 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự”. 

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Điều 25 BLHS 2015 quy định, rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ là một trường hợp loại trừ TNHS lần đầu tiên được quy định trong BLHS năm 2015, đó là hành vi của một người đã gây thiệt hại khi tiến hành, thực hiện việc nghiên cứu, thủ nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa. Hành vi gây thiệt trong trường hợp nói trên không phải là tội phạm.

Để coi rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ là một trường hợp loại trừ TNHS, hành vi gây thiệt hại trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phải thỏa mãn các điều kiện sau:  Hành vi gây thiệt hại trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phải nhằm mục đích đem lại lợi ích cho xã hội;  Lĩnh vực của hành vi gây thiệt hại chỉ giới hạn trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Người gây ra thiệt hại đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa.

Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên: Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên là một trường hợp loại trừ TNHS chính thức được quy định trong BLHS năm 2015, đó là hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó. Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này không phải chịu TNHS.

Việc thi hành mệnh lệnh này không thuộc trường hợp phạm tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược do thi hành mệnh lệnh của cấp trên (khoản 2 Điều 421), tội chống loài người do thi hành mệnh lệnh của cấp trên (khoản 2 Điều 422), tội phạm chiến tranh do thi hành mệnh lệnh của cấp trên (khoản 2 Điều 423). 

26d5bf8a1b77fa29a366.jpg 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP 

TRÂN TRỌNG!

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

K.L

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Trân trọng cảm ơn!

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: 

Tại sao người phạm tội lại làm giả bệnh án tâm thần, và việc này sẽ bị xử lý như thế nào? 
Hiện nay có rất nhiều người phạm tội làm giả bệnh án tâm thần nhằm mục đích giảm nhẹ hình phạt.
Vụ gian lận thi cử: Nếu phụ huynh đưa hối lộ, có bị khởi tố? 
Liên quan đến vụ gian lận thi cử ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, hiện nay, các địa phương đã bắt đầu...
Xử lý ra sao vụ 10 người phơi nhiễm HIV do bị kẻ lạ dùng hung khí đâm? 
Đang di chuyển, nhiều người dân Thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ bị đối tượng lạ mặt dùng vật sắc nhọn...

 

TAGs:luật sư tư vấn miễn phí luatsutuvanmienphi tư vấn miễn phí hotline 19006248

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software