Các bài viết liên quan:
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật.
- Chuyển nhầm tiền qua tài khoản có đòi lại được không?
- UBND huyện Thạch Thất – Hà Nội: Cần vào cuộc xử lý dứt điểm sai phạm tại Trung tâm nhân đạo Minh Tâm?
Sản xuất hàng giả, được
hiểu là hành vi làm (tạo) ra những sản phẩm, hàng hóa có nhãn hàng hóa, nhãn
hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa giống như
những sản phẩm, hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ
trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản
phẩm hàng hóa giả chất lượng hoặc công dụng đều rất kém.
Tội sản xuất, buôn bán
hàng cấm được quy định tại Điều 192 Bộ Luật hình sự 2015 với là hành vi biết
rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho khách
hàng với giá của hàng thật.
–
MẶT KHÁCH QUAN
Mặt khách quan của tội
sản xuất, buôn bán hàng giả có các dấu hiệu sau:
+
VỀ HÀNH VI
– ĐỐI VỚI CÁC TỘI SẢN XUẤT HÀNG
GIẢ:
Có hành vi sản xuất ra
các loại hàng giả làm cho người mua bị nhầm lẫn hoặc để lừa dối người mua nhằm
thu lợi bất chính.
Chúng tôi cho rằng đặc
trưng cấu thành tội này cần phải chú ý:
– Hàng giả phải nhằm làm
cho người bị nhầm lẫn (việc người mua biết được hàng giả là ngoài ý muốn của
người phạm tội). Điểm này phân biệt với việc làm hàng giả có tính chất bắt
chước hàng thật phục vụ nhu cầu của người mua như làm răng giả (dùng trong nha
khoa), hoa giả…
– Để thu lợi bất chính.
Đây là đặc điểm cơ bản không thể thiếu vì sản xuất hàng giả chi phí thấp nhưng
tiêu thụ dễ và thu lợi cao (do hàng thật bị làm giả thường là hàng hoá có uy
tín, có giá trị và mãi lực cao trên thị trường).

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6248(nguồn ảnh: Internet).
– Việc sản xuất hàng giả
phải trái phép. Tức là việc sản xuất đó không có giấy phép hoặc trái với nội
dung giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ ĐỐI
VỚI TỘI BUÔN BÁN HÀNG GIẢ:
Có hành vi buôn bán hàng
giả, được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau:
– Hành vi mua hàng giả:
là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để đổi lấy
sản phẩm, hàng hoá mà người mua biết đó là hàng giả để bán lại nhằm thu lợi bất
chính.
– Hành vi bán hàng giả:
là hành vi dùng sản phẩm, hàng hoá mà người bán biết rõ là hàng giả đưa ra thị
trường để đổi lấy tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền (tức hình
thức mua bán) để thu lợi bất chính.
– Hành vi bán hàng
giả: là hành vi dùng sản phẩm, hàng hoá mà người bán biết rõ là hàng giả đưa ra
thị trường để đổi lấy tiền, tài sản hoặc các giấy tò có giá trị như tiền (tức
hình thức mua bán) để thu lợi bất chính.
+
VỀ ĐỐI TƯỢNG HÀNG GIẢ:
Những sản phẩm hàng hoá
có một trong những dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:
– Hàng giả chất
lượng hoặc công dụng:
+ Hàng hoá không có giá
trị sử dụng hoặc có giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi,
công dụng của nó.
+ Hàng hoá đưa thêm tạp
chất, phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có
ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao
bì, không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng;
có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao
bì.
+ Hàng hoá không đủ thành
phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không
đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả
xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi
trường.
+ Hàng hoá thuộc danh mục
tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản
xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
+ Hàng hoá chưa được
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy phép chứng nhận hoặc dấu phù hợp
tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).
– Giả về nhãn hiệu hàng
hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá
+ Hàng hoá có nhãn hiệu
hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác
đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá kể cả nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo
hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia mà không được phép của chủ
nhãn hiệu.
+ Hàng hoá có nhãn hiệu
hoặc có bao bì mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương
mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
+ Hàng hoá, bộ phận hàng
hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà
không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp.
+ Hàng hoá có dấu hiệu
giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây hiểu sai lệch về nguồn gốc,
nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.
– Giả về nhãn hàng
hoá
+ Hàng hoá có nhãn hàng
hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác đã công bố.
+ Những chỉ tiêu ghi trên
nhãn hàng hoá không phù hợp với chất lượng hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu
dùng.
+ Nội dung ghi trên nhãn
bị cạo, tẩy xóa sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng.
– KHÁCH THỂ CỦA TỘI
Hành vi phạm tội nêu trên
xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của nhà nước đồng thời xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp cúa người sản xuất (hàng thật) và của người tiêu
dùng.
–
MẶT CHỦ QUAN
Người phạm tội thực hiện
tội phạm này với lỗi cố ý (mục đích vụ lợi).
–
CHỦ THỂ
Chủ thể của tội sản xuất,
buôn bán hàng giả là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
–
VỀ HÌNH PHẠT
Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, và Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Nhà nước ta xử lý
nạn hàng giả bằng các biện pháp hành chính và các biện pháp hình sự như: cảnh
cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện đi lại; phạt tù…
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc Email: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Trung Kiên
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Chia di sản thừa kế theo pháp luật Khi một người đã chết mà có di sản để lại thì sẽ phát sinh vấn đề thừa kế, sẽ có hai khả năng xảy ra... |
Chuyển nhầm tiền qua tài khoản có đòi lại được không? Ngày nay, Internet Banking trở thành một dịch vụ rất phổ biến. Nhờ có ứng dụng này, người dân có thể... |
UBND huyện Thạch Thất – Hà Nội: Cần vào cuộc xử lý dứt điểm sai phạm tại Trung tâm nhân đạo Minh Tâm? Các công trình xây dựng không phép như nhà xưởng, sân bóng, bể bơi để kiếm lời trên đất dự án của... |