Nhiều khi con nuôi còn gần gũi, chăm sóc cha mẹ tận tâm hơn con đẻ. Vậy nếu vì thế cha mẹ nuôi muốn để lại toàn bộ tài sản của mình cho con nuôi được không?
Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ?
Con
nuôi là người được nhận làm con sau khi đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, con nuôi có thể không phải là người có quan hệ huyết thống với cha mẹ
nuôi.
Sau
khi việc nhận con nuôi được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì quan hệ cha,
mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi được xác lập. Lúc này,
theo quy định tại Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ nuôi và con
nuôi có quyền và nghĩa vụ như giữa cha mẹ đẻ với con đẻ.
Theo
đó, khi cha mẹ nuôi chết thì con nuôi với vai trò là một thành viên trong gia
đình cũng được hưởng di sản thừa kế như con đẻ. Bởi con nuôi cũng thuộc hàng thừa
kế thứ nhất của cha mẹ nuôi theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng,
cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Ngoài
ra, theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015, mọi cá nhân đều bình đẳng về
quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc
hoặc theo pháp luật.
Do
đó, con nuôi cũng như con đẻ, được hưởng di sản thừa kế với suất bằng nhau.
02 trường hợp con nuôi được hưởng
toàn bộ di sản
Theo
quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên, bởi những người thừa kế
cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau nên con nuôi, con đẻ sẽ được hưởng
di sản thừa kế như nhau.
Tuy
nhiên, không phải bất cứ lúc nào con nuôi cũng được hưởng như con đẻ mà có thể
được hưởng toàn bộ di sản của cha mẹ nuôi để lại.
Trường
hợp hàng thừa kế thứ nhất chỉ có mình người con nuôi
Những
người thừa kế theo pháp luật của người chết được chia thành 03 hàng thừa kế.
Trong đó, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do: Chết; Không có quyền hưởng di sản; Bị truất quyền hưởng di sản;
Từ chối nhận di sản.
Do
đó, nếu cha mẹ nuôi đều chết và hai người không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất
ngoài người con nuôi và không để lại di chúc cho người nào khác thì người con
nuôi sẽ được hưởng toàn bộ di sản thừa kế của cha mẹ nuôi để lại.

Luật sư tư vấn, tranh tụng, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335
Trường
hợp cha mẹ nuôi di chúc toàn bộ di sản cho con nuôi
Ngoài
trường hợp nêu trên thì nếu cha mẹ nuôi lập di chúc để lại toàn bộ di sản của
mình cho con nuôi thì người này có quyền được hưởng toàn bộ di sản.
Bởi
theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có các quyền
sau:
-
Chỉ định người thừa kế;
-
Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
-
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
-
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
-
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
-
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Bởi
vậy, nếu người để lại di chúc muốn để lại toàn bộ di sản của mình cho con nuôi
thì đây là quyền của người lập di chúc.
Tất
nhiên, cần phải xem xét đến vấn đề di chúc đó phải hợp pháp và cha mẹ nuôi
không có 06 đối tượng được hưởng mà không phụ thuộc nội dung di chúc là: Con
chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động.
Điều kiện để con nuôi được nhận di sản
từ cha mẹ nuôi
Mặc
dù con nuôi được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi nhưng không phải trường hợp nào
người này cũng được hưởng. Để được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi để lại,
người con nuôi phải được công nhận là con nuôi hợp pháp của người để lại di sản
thừa kế.
Theo
đó, người này phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi
2010:
-
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
-
Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
-
Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con nuôi;
-
Có tư cách đạo đức tốt, không thuộc diện những người không được nhận làm con
nuôi.
Đáng lưu ý:
Việc nhận con nuôi phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Khi cơ quan này
cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính
thức được xác lập.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Quyền thừa kế của con trai con gái có khác nhau không?' ( 10:01 | 22/10/2019 )
dù xã hội đã phát triển, tuy nhiên, tình trạng trọng nam khinh nữ vẫn không thể bị loại bỏ hoàn...
người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được cấp giấy chứng nhận QSDĐ với phần thừa kế là phần đất nông nghiệp hay không?' ( 11:00 | 19/09/2019 ) Đất đai là tài sản quý giá của đất nước ta, nên việc những chủ thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử... |
Chia di sản thừa kế theo pháp luật' ( 02:38 | 13/09/2019 ) Khi một người đã chết mà có di sản để lại thì sẽ phát sinh vấn đề thừa kế, sẽ có hai khả năng xảy ra... |