Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân và kiến nghị hoàn thiện.
|
|
(Số lần đọc 1406)
Người có năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 606 Bộ luật
dân sự 2005 và tiểu mục 3.1 mục 3 phần I Nghị quyết 03/2006 thì Người từ đủ 18
tuổi nếu không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác có ảnh hưởng đến khẳ
năng nhân thức và điều khiển hành vi thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về nhưng thiệt hại mà mình gây ra cho người khác. Tuy nhiên, trên thực tế
khi giải quyết vấn đề này gặp một số khó khăn vì không phải ai đủ 18 tuổi trở
lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây thiệt hại cũng có tài sản để bồi thường
. Những cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có một phần không nhỏ đang
theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp phần lớn vẫn được bố mẹ chu cấp
tiền ăn học và các phí khác phục vụ cho việc học hoặc học không đi học thì cúng
chưa có việc làm ổn định nên không có thu nhập và cũng không có tài sản riêng,
khi họ thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì nguyên
tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời có tính khẳ thi không?
Chẳng hạn như vụ án
Huỳnh Thanh B con của ông Huỳnh Thanh A và bà Lê B khi phạm tội ngày 15/10/2002
là 19 tuổi. Bản án sơ thẩm ngày 22/11/2004 phạt tù và buộc B phải bồi thường số
tiến là 19.910.000 đồng cho đại diện hợp pháp của người bị hại (bản án còn có
những quyết định khác). Người đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo yêu
cầu tăng mức hình phạt và tăng mức bồi thường thiệt hại với B. Bản án phúc thẩm
ngày 25/4/2005 sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng mức hình phạt và mức bồi thường
thiệt hại, buộc B bồi thường 24.910.000 cho đại diện hợp pháp của người bị hại.
Trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường tài sản là trách nhiệm của B vì thiệt
hại do B gây ra. B đã đủ năng lực chủ thể để thực hiện việc bồi thường. Nhưng B
không có việc làm ổn định, không có tài sản riêng nên không thể tự mình thực hiện
trách nhiệm bồi thường, mà ông A và bà C không có trách nhiệm bồi thường vì B
đã đủ tuổi thành niên và có năng lực hành vi dân sự. Vậy trong trường hợp này
quyền lợi của người bị hại được giải quyết như thế nào? Theo pháp luật thi hành
án dân sự thì khi nào người phải bồi thường có điều kiện để thi hành án thì người
được bồi thường có quyền thi hành án. Như vậy có thể bảo đảm được nguyên tắc bồi
thường toàn bộ nhưng không đảm bảo được nguyên tắc bồi thường kịp thời. Vì vậy
pháp luật cần có một cơ chế hợp lý để bảo đảm quyền lợi của người dược bồi thường,
đảm bảo nghiêm minh của pháp luật.
Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng
là nếu người bị hán chế năng lực hành vi dân sự có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại có phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Vì tại điều 606 BLDS 2005
không đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chủ thể
này. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người bị nghiện ma túy hoặc
các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình. Tòa án có thể ra quyết
định tuyên bố một người thuộc diện này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trên
cơ sở yêu cấu của người có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc cơ quan hữu quan. Mọi
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người này phải có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật do Tòa án chỉ định. Quy định như vậy nhằm hạn chế năng
lực hành vi khi họ tham gia vào các giao dịch sự có liên quan đến tài sản nhưng
không phải là căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự khi họ có hành vi gây thiệt hại
cho người khác. Cụ thể khoản 1 điều 615 BLTTDS 2005 quy định: “Người do uống rượu hay dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận
thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi
thường. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người
khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”. Người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự là người đã trưởng thành, vì vậy về nguyên tắc vẫn
phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách là bị
đơn dân sự.
Tuy
nhiên, vấn đề chỉ đặt ra khi Tòa án tuyên bố khi một người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, đồng thời Tòa án chỉ định luôn người đại diện theo pháp luật.
Theo quy định tại điều của khoản 4 điều 144 BLDS 2005 thì người đại diện có quyền
xác lập mọi giao dịch dân sự của người được đại diện. Vì thế, họ có quyền được
biết các hành vi gây thiệt hại cũng như hậu quả thiệt hại của người mà họ làm đại
diện. Nhưng trong Nghị quyết số 03/2006 tại mục 3.1 mục 3 phần I hướng dẫn áp dụng
một số quy định BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về xác định
tư cách tố tụng đương sự không đưa người đại diện vào tham gia tố tụng cần cấn
nhắc. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường thuộc về người bị hán chế năng lực hành vi
dân sự, nhưng với tư cách là người đại diện cho những người này Tòa án nên đưa
họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan.
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|