a ,Đặc điểm về trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động Tố tụng hình sự
Nhà nước chỉ có trách nhiệm bồi khi người bị thiệt hại bị oan- tức là không thực hiện hành vi phạm tội mà bị điều tra, truy tố, xét xử; không đặt vấn đề lỗi của người thi hành công vụ, tức là, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường nếu người bị thiệt hại được coi là bị oan, bất luận công chức có lỗi hay không có lỗi trong việc gây ra tình trạng oan này.
b,Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động Tố tụng hình sự
Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự chỉ cần có 2 căn cứ: có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này và có thiệt hại thực tế đối với người bị thiệt hại do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra trong trường hợp quy định tại Điều 26 của Luật này.
c,Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động Tố tụng hình sự
Để đảm bảo tính khả thi, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước xác định rõ phạm vi các trường hợp được Nhà nước bồi thường trong từng lĩnh vực. Vấn đề này được xây dựng trên nguyên tắc là chỉ hành vi trái pháp luật nào của người thi hành công vụ mà gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền sở hữu, các quyền cơ bản khác của cá nhân và các quyền của tổ chức mang tính phổ biến, gây bức xúc trong nhân dân thì được Nhà nước bồi thường. Cụ thể:
Điều 26 của Luật này đã quy định cụ thể các trường hợp mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng, bao gồm:
+ Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Điều kiện để nhà nước bồi thường cho người bị thiệt hại do người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự gây ra khi áp dụng biện pháp tạm giữ là: người bị tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, có quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền, việc tạm giữ đã gây ra thiệt hại cho người bị tạm giữ
Ví dụ: Cơ quan điều tra huyện A đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can M về tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ luật Hình sự năm 1999 và ra lệnh tạm giam M để điều tra. Lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát nhân dân huyện A phê chuẩn. Nhưng sau quá trình điều tra, Viện kiểm sát nhân dân huyện A ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giam vì M không thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp này M được nhà nước bồi thường.
+ Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội. Ở đây không thực hiện hành vi phạm tội bao gồm 2 trường hợp:
Thứ nhất, không có sự việc phạm tội. Đây là trường hợp người bị thiệt hại không thực hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào hay nói cách khác họ đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc đã bị điều tra, tuy tố, xét xử, thi hành án oan.
Thứ hai, hành vi không cấu thành tội phạm. Cơ sở của việc quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước trong trường hợp này là do người bị thiệt hại có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi của họ chỉ đến mức xử lý về hành chính, dân sự, kỷ luật chứ chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự để xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong trường hợp này là không tương xứng và đồng thời dẫn đến hậu quả là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bị hạn chế một số quyền công dân, bị cách li với xã hội hoặc thậm chí bị tước đi quyền được sống mà đáng lẽ ra họ không phải gánh chịu những hậu quả này. Do đó cần có trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong trường hợp này.
Ví dụ: Ngày 24/12/2012 ông Nguyễn Văn T, ông M và ông H bị cơ quan điều tra khởi tố, truy tố và bắt giam về tội đánh bạc. Tuy nhiên khi xét xử sơ thẩm, toà án nhân dân huyện X khi xét xử sơ thẩm đã xác định số tiền đánh bạc của toàn bộ 3 người chưa đủ 2 triệu đồng và chưa ai có tiền án tiền sự hay vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hay gá bạc,… nên toà án đã tuyên cả 3 ông không phạm tội đánh bạc. Trong trường này ông T, ông M và ông H được bồi thường thiệt hại do bị giam oan.
+ Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội.
+ Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành.
+ Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành.
Ví dụ: Hoàng Văn C bị toà án nhân dân tỉnh M tuyên hai tội: tội hiếp dâm và tội trộm cắp tài sản và tổng hợp hình phạt hai bản án là hình phạt tử hình. Anh C kháng cáo, toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm xác định C không phạm tội hiếp dâm mà chỉ phạm tội trộm cắp. Toà phúc thẩm tuyên C phải chấp hành hình phạt 20 tháng tù giam đối với tội trộm cắp tài sản. C đã bị tạm giam 24 tháng, như vậy C được nhà nước bồi thường thiệt hại tương ứng với 4 tháng tù giam vượt quá so với mức hình phạt mà anh C phải chịu.
+ Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Toà án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành.+ Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường hợp tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án đối với người không thực hiện hành vi phạm tội thì tổ chức, cá nhân đó được bồi thường.
Nhìn chung, phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự có đặc điểm: Nhà nước chỉ có trách nhiệm bồi thường khi người bị thiệt hại bị oan, tức là không thực hiện hành vi phạm tội mà bị điều tra, truy tố, xét xử; không đặt vấn đề lỗi của người thi hành công vụ mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường nếu người bị thiệt hại được coi là bị oan, bất luận công chức có lỗi hay không có lỗi trong việc gây ra tình trạng oan này.
Mặt khác, Điều 27 quy định các trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gồm:
- Người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm.
- Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án hoặc Toà án quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, đã bị tạm giữ, bị tạm giam, đã chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 26 của Luật.
- Người bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố, trừ trường hợp hành vi vi phạm pháp luật của họ chưa cấu thành tội phạm.
- Người bị khởi tố, truy tố, xét xử là đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|