Theo báo cáo của Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp), tính đến tháng 7-2015, cả nước có gần 400 vụ việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, trong đó khoảng 300 vụ việc đã được thụ lý giải quyết (chưa bao gồm các việc yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi quản lý hành chính trong thủ tục giải quyết vụ án hành chính). Trong đó, hoạt động phát sinh yêu cầu bồi thường nhiều nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan, xử phạt vi phạm hành chính và thi hành án dân sự. Phần lớn các yêu cầu bồi thường này được thực hiện tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường, chỉ một số trường hợp người bị thiệt hại phải khởi kiện ra Tòa.
Nói chung, việc tiến hành bồi thường cho người bị oan do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra còn chậm trễ, mất thời gian công sức; số tiền được bồi thường không tương xứng với thiệt hại thực tế mà người bị oan phải chịu.
Tính từ tháng 3-2003 đến hết tháng 5-2011, VKSND các cấp đã tiến hành bồi thường cho 175 trường hợp bị oan sai trong tố tụng hình sự, với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Những khó khăn, tồn tại trong việc yêu cầu nhà nước bồi thường do một số cán bộ chưa thấy rõ trách nhiệm của cơ quan và người tiến hành tố tụng khi để xảy ra oan sai nên thái độ khi làm việc và bồi thường chưa đúng mức, gây căng thẳng không đáng có. Có trường hợp, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có biểu hiện né tránh, sợ trách nhiệm, đưa ra yêu cầu thiếu căn cứ buộc người bị oan phải chấp nhận mức bồi thường thấp hơn thiệt hại thực tế, gây phản ứng gay gắt của người bị oan.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật về bồi thường nhà nước cho thấy việc bồi thường cho người bị oan còn chậm chễ.
Đáng quan tâm, khó khăn trong việc đòi bồi thường Nhà nước còn do một số cán bộ chưa thấy rõ trách nhiệm của cơ quan và người tiến hành tố tụng khi để xảy ra oan sai nên thái độ khi làm việc và bồi thường chưa đúng mức, gây căng thẳng không đáng có như trường hợp của ông Nguyễn Đình Chiến ở tỉnh Cần Thơ, bà Trần Thị Thuận ở TP HCM. "Kỳ án xuyên thế kỷ" xảy ra với ông Nguyễn Đình Chiến từng gây rất nhiều tranh cãi, với mức đòi bồi thường kỷ lục gần 600 tỷ đồng được đưa ra từ năm 2008 sau khi được xin lỗi công khai, nhưng trong khi chưa thương lượng thành công mức bồi thường thì ông Chiến lại dính vào một vụ án hình sự khác… Lại có trường hợp, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có biểu hiện né tránh, sợ trách nhiệm, đưa ra yêu cầu thiếu căn cứ buộc người bị oan phải chấp nhận mức bồi thường thấp hơn thiệt hại thực tế, gây phản ứng gay gắt của người bị oan, phải đưa ra Tòa để giải quyết.
Thực tế có tình trạng một số người bị oan có yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng do sự việc xảy ra từ những năm 1980, 1990, và vì nhiều lý do khác nhau, hồ sơ vụ án bị thất lạc, nên thời gian giải quyết kéo dài. Đó là trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Quỳnh bị TAND tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng xét xử về Tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ và thể lệ kinh tế tài chính và Tội tham ô tài sản XHCN, và ông Nguyễn Bá Diệp ở TP Đà Nẵng bị xét xử về tội Tham ô tài sản XHCN. Khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mà cơ quan tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội, ông Quỳnh và ông Diệp yêu cầu bồi thường thiệt hại, thì hồ sơ bị thất lạc.
Thậm chí, có trường hợp người bị oan đã chết, thân nhân có đơn yêu cầu bồi thường nhưng hồ sơ vụ án không còn lưu trữ, nên không có căn cứ giải quyết như trường hợp của ông Hoàng Văn Tăng và Hoàng Ngọc Hồ ở Lạng Sơn. Lại có trường hợp người bị oan sau khi được trả tự do đã không nhận được quyết định xác nhận mình bị oan để yêu cầu bồi thường, một số trường hợp oan, nhưng cơ quan tố tụng lại ra quyết định "miễn trách nhiệm hình sự", "miễn tố", "tạm tha", đến khi người bị oan có yêu cầu bồi thường thì các cơ quan này đưa ra những văn bản trên để từ chối bồi thường…
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|