1.
Những người có quyền kháng cáo.
Vấn đề này được BLTTHS Việt Nam (Bộ luật tố tụng hình sự 2003) quy
định tại Điều 231:
“ Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo
bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Bản
án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị
kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng
cáo, kháng nghị. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của
họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường
thiệt hại.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc
quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Người
bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên
quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
Người
được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm
đã tuyên là họ không có tội”.
Như vậy, BLTTHS quy định bị
cáo và các đương sự có quyền kháng cáo trong trường hợp họ không nhất trí với bản
án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Và phạm vi kháng cáo của những người
có quyền kháng cáo với bản án hoặc quyết
định sơ thẩm phụ thuộc vào tư cách tố tụng của họ trong bản án. Về phạm vi
kháng cáo như sau:
Bị
cáo: có quyền kháng cáo đối với toàn bộ bản án sơ thẩm như: tội danh
điều khoản BLHS, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, trách nhiệm hình sự, hình phạt,
biện pháp tư pháp, hình phạt bổ sung và án phí… Nếu bị cáo có thể tự mình thực hiện
quyền kháng cáo hoặc do người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo.
Theo BLTTHS quy định thì người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp có quyền kháng cáo khi bị cáo là người chưa thành niên
hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần.
Người bị hại: họ có quyền kháng cáo cả theo hướng tăng nặng và giảm nhẹ đối với
bản án sơ thẩm: tội danh, điều khoản BLHS, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, hình phạt chính và hình phạt bổ sung, về bồi thường thiệt hại về
việc tuyên bị cáo vô tội, về quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Nếu
người bị hại là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tinh
thần thì người đại diện hợp pháp của họ
có quyền kháng cáo đối với bản án như
người bị hại, còn nếu không thì họ phải
tự mình thực hiện quyền kháng cáo. Nếu người bị hại chết, thì người thân của họ
có quyền kháng cáo với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Họ có thể cử người đại
diện thực hiện quyền kháng cáo hoặc không.
Nguyên
đơn dân sự và bị đơn dân sự:
Họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm liên quan đến bồi thường
thiệt hại, quyền này có thể do họ, hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền lợi
của họ thực hiện cũng có thể do người đại diện hợp pháp của họ nếu họ là người
chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần.
Người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết
định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Người
được Tòa án tuyên là vô tội: Nếu
thấy lí do Tòa án nêu là không đúng với thực tế khách quan, xâm hại danh dự uy
tín, và nhân phẩm của họ, họ có quyền kháng cáo phần bản án sơ thẩm về lí do đã
tuyên họ vô tội.
2.
Kháng nghị của Viện kiểm sát.
Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát được quy định tại điều
232 BLTTHS:
“Viện
kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những
bản án hoặc quyết định sơ thẩm”
VKS ngoài chức năng thực hiện quyền công tố, VKS còn thực hiện việc
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với các
vụ án hình sự và việc kháng nghị vụ án phúc thẩm là một trong những điều đó.
VKS cùng cấp và VKS cấp trên đều có thể kháng nghị để khắc phục sai sót của tóa án cấp sơ thẩm. Trong
trường hợp vừa có kháng cáo vừa có kháng nghị hoặc vừa có kháng nghị VKS cùng cấp,
vừa có kháng nghị của VKS cấp trên mà nội dung khác nhau thì việc xem xét kháng
cáo kháng nghị được xem xét theo quy định chung. Tuy nhiên nếu kháng nghị VKS cấp
trên và VKS cùng cấp trái ngược nhau thì tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội
dung mâu thuẫn theo kháng nghị của VKS cấp
trên. Đây là quyền song đây cũng là nghĩa vụ của VKS khi phát hiện ra sai phạm,
chính vì vậy VKS phải xem xét kĩ trước khi tiến hành kháng nghị.
Viện trưởng VKS có thể
kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm; có thể kháng nghị theo hướng
có lợi hoặc theo hướng không có lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng
khác. Nhưng việc kháng nghị thủ tục phúc thẩm của viện trưởng VKS nhân dân lại
bị ràng buộc bởi các quy định của BLTTHS về thẩm quyền truy tố, thẩm quyền xét
xử của tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội nhưng
không thuộc phạm vi kháng nghị phúc thẩm, vì tội phạm hoặc người phạm tội chưa
bị khởi tố, truy tố.
Trường hợp VKS chỉ truy tố một tội, tòa án cũng xử như cáo trạng
nhưng sau khi xét xử sơ thẩm, VKS cấp trên trực tiếp cho rằng bị cáo phạm hai tội
chứ không phải một tội thì cũng không thuộc phạm vi kháng nghị theo trình tự
phúc thẩm để tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để giao cho cấp sơ thẩm điều
tra, xét xử lại.
Trường hợp cấp sơ thẩm khởi tố, truy tố và xét xử về tội phạm nhẹ
nhưng VKS cho rằng lẽ ra phải xét xử bị cáo về tội phạm năng hơn nên đã kháng nghị
phúc thẩm đề nghị tòa án cấp phúc thẩm sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm.
3.
Thủ tục kháng cáo và kháng nghị.
Vấn đề này được
BLTTHS quy định tại Điều 233:
“1. Người kháng cáo phải gửi
đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo
đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện
quyền kháng cáo. Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã
xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó
theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2.
Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng
văn bản, có nêu rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm.”
Người kháng cáo phải viết
đơn kháng cáo gửi đến tòa án đã xét xử
sơ thẩm hoặc Tòa án có quyền xét xử phúc
thẩm vụ án, đơn ghi rõ những thông tin chính sau: ngày làm đơn, họ tên và tư
cách tố tụng trong vụ án người kháng cáo, kháng cáo vấn đề gì trong bản án và
quyết định sơ thẩm, lí do kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo.
Trong trường hợp bị tạm giam, người kháng cáo không bị bất cứ sự
ràng buộc nào từ ban giám thị trại giam
về việc thực hiện quyền kháng cáo. Ban giám thị trại giam có trách nhiệm tiếp nhận
ngay đơn kháng cáo, xác nhận ngày kháng cáo và gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm
vụ án.
Không bắt buộc tất cả mọi
trường hợp phải viết đơn kháng cáo. Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp
với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án ,trong trường hợp này Tòa án sẽ phải lập biên bản về người kháng
cáo và cũng phải viết rõ những nội dung chính như trên.
Việc kháng nghị phải bằng văn bản, kháng nghị được gửi tới tòa án
đã xét xử sơ thẩm để làm thủ tục thông báo kháng nghị.
4.
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vấn đề này quy định tại Điều 234 BLTTHS :
“1. Thời hạn kháng cáo là mười
lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa
thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Thời
hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.
2.
Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày
bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua
Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban
giám thị trại tạm giam nhận được đơn.”
Thời hạn kháng cáo kháng nghị được quy định rất rõ: Đối với VKS cùng
cấp, bị cáo, và đương sự có mặt tại tòa thì thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày
kể từ ngày tuyên án và đối với VKS cấp trên trực tiếp thì thời hạn kháng nghị
là ba mươi ngày kể từ ngày tuyên án. Đây là những thời hạn phù hợp chiếu theo
tính chất của từng đối tượng.
Trong trường hợp bị cáo hoặc đương sự vắng mặt khi tuyên án thì thời
hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho người đó, và nếu vẫn không thể
đưa cho họ được thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được niêm yết tại trụ
sở UBND phường, xã thị trấn hoặc nơi cư trú và làm việc cuối cùng của người đó.
Quy định như trên nhằm bảo vệ quyền lợi của bị cáo hoặc đương sự, đồng thời đảm
bảo nguyên tắc công bằng. Trong trường hợp gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo
được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Còn trong trường hợp tạm
giam thì là ngày Ban giám thị trại giam nhận được đơn. Việc xác định thời hạn
kháng cáo cũng là nhằm xác định việc kháng cáo có quá hạn hay không?
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo là ngày tiếp theo của
ngày tuyên án, nếu ngày cuối cùng của thời hạn vào thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày
lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày
nghỉ đó và lúc 24h.
5.
Kháng cáo quá hạn.
Việc kháng cáo quá hạn được quy định tại Điều 235 BLTTHS:
“1. Việc kháng cáo quá hạn
có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.
2.
Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán để xét lý do
kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không
chấp nhận việc kháng cáo quá hạn.”
Kháng cáo kháng nghị chỉ được chấp nhận nếu trong thời hạn luật định,
qua thời hạn đó thì bị coi là kháng cáo quá hạn. Tuy nhiên việc kháng cáo qua hạn
có thể được chấp nhận trong trường hợp có lí do chính đáng. “Lý do chính đáng” là những trường hợp bất
khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người kháng cáo không thể thực hiện
được việc kháng cáo trong thời hạn luật định, ví dụ: do thiên tai, lũ lụt, do ốm
đau, tai nạn phải nằm viện điều trị…ngay sau khi đã khắc phục được người có quyền
kháng cáo phải làm đơn kháng cáo ngay trong đơn ghi rõ lí do kháng cáo và gửi
cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm và Tòa án cấp sơ thẩm phải có trách nhiệm xác minh
và gửi đơn kháng cáo quá hạn, biên bản và tài liệu xác minh lí do kháng cáo cho
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét. Trong trường hợp
người bị xử phạt tử hình mà đơn kháng cáo bị thất lạc thì Tòa án cấp sơ
thẩm phải xác minh và có chữ kí của cán bộ tòa án, trong biên bản ghi rõ nội
dung kháng cáo, và phải gửi ngay cùng hồ sơ vụ án cho tòa án cấp phúc thẩm.
Việc xét kháng cáo quá hạn không được mở phiên tòa. Việc xét lý do
kháng cáo quá hạn phải được thực hiện trước khi mở phiên toà phúc thẩm không phụ
thuộc vào việc ngoài bị cáo, đương sự kháng cáo quá hạn, trong vụ án còn có
kháng cáo của các bị cáo hoặc khác trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 234
của BLTTHS. Toà án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm
phán để xét lý do kháng cáo quá hạn trên cơ sở giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn
kháng cáo. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng xét xử có quyền triệu tập người
kháng cáo quá hạn đến phiên họp trình bày bổ sung về lý do kháng cáo quá hạn hoặc
yêu cầu họ cung cấp giấy tờ, tài liệu bổ sung chứng minh cho việc kháng cáo quá
hạn của mình là có lý do chính đáng. Nếu kháng cáo quá hạn được chấp nhận thì
Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên tòa gửi
quyết nội dung kháng cáo. Ngược lại thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể
từ ngày tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn.
6.
Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị.
Thông báo về việc kháng cáo kháng nghị được quy định tại Điều
236 BLTTHS:
“1. Việc kháng cáo,
kháng nghị phải được Toà án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm
sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng trong thời hạn bảy ngày, kể từ
ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.
2.
Người được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý
kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. ý kiến
của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.”
Việc thông báo về kháng cáo do Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện
bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp
và những người tham gia tố tụng liên quan đến kháng cáo kháng nghị, biết nội
dung kháng cáo kháng nghị, để họ chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Sau khi nhận được thông báo về việc kháng cáo kháng nghị Viện kiểm sát và những
người tham gia tố tụng có quyền gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm ý kiến của mình bằng
văn bản, cung cấp thêm chứng cứ liên quan tới vụ án. Những điều trên sẽ được
xem xét và quyết định trong phiên tòa phúc thẩm. Nếu người kháng cáo kháng nghị
gửi thẳng lên cho tòa án cấp phúc thẩm thì
Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm thông báo cho Tòa án cấp sơ thẩm và
Tòa án sơ thẩm có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát và những người tham
gia tố tụng về việc kháng cáo kháng nghị.
Việc thông báo này diễn ra trong bảy ngày, Tòa án cấp phúc thẩm hoặc
Tòa án sơ thẩm phải thực hiện đúng, để tránh gây ra sai sót trong tiến hành tố
tụng.
7.
Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị.
Điều 237 BLTTHS quy định:
“1. Những phần của bản án bị
kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 255 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ
bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.
2.
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa áp cấp
phúc thẩm trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.”
Do các phần bị kháng cáo, kháng nghị là những phần cần được
xem xét lại tính đúng đắn của nó, vì nếu sai sót thì sẽ gây hậu quả lớn, làm mất
quyền lợi của công dân nên một phần hoặc toàn bộ bản án đó sẽ chưa có hiệu lực
pháp luật và chưa được đưa ra thi hành mà phải chờ xem xét của Tòa phúc thẩm. Tuy nhiên
cũng có trường hợp ngoại lệ để bảo vệ lợi
ích hợp pháp của công dân : “Trong trường
hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án,
không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt
không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt
tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa
án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo”.
Sau khi nhận được kháng cáo kháng nghị với bản án sơ thẩm, Tòa án
cấp sơ thẩm phải gửi toàn bộ hồ sơ vụ án và kháng cáo kháng nghị cho Tòa án cấp
phúc thâm trong thời hạn bảy ngày kể từ khi hết hạn kháng cáo kháng nghị, nếu
kháng cáo quá hạn thì phải cho biết lí do và Tòa án sơ thẩm phải xác minh.
8.
Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị.
Luật tố tụng hình sự quy định điều này tại điều 238:
“1. Trước khi bắt đầu hoặc tại
phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay
đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo;
rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị.
2.
Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử
phúc thẩm phải được đình chỉ. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày
Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.”
Không
phải khi đã nộp đơn kháng cáo, kháng nghị là người kháng cáo kháng nghị sẽ hoàn
tất việc kháng cáo kháng nghị, mà pháp luật nước ta đã tạo điều kiện trước khi
bắt đầu phiên tòa phúc thẩm người đã kháng
cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị nếu thấy cần thiết có quyền bổ sung thay đổi
kháng cáo kháng nghị, nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Việc
bổ sung thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị theo hướng làm xấu hơn tình trạng
của bị cáo chỉ trong trường hợp nếu chưa hết thời hạn kháng cáo kháng nghị theo
quy định của pháp luật. Có thể rút một phần, hoặc toàn bộ kháng nghị, kháng
cáo. Nếu bổ sung thay đổi kháng cáo kháng nghị trước phiên tòa và xét thấy có
căn cứ để giải quyết thì phải triệu tập thêm người làm chứng và những người có
liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Nếu rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa
phúc thẩm thì thẩm phán Tòa án cấp phúc
thẩm được giao giải quyết vụ án ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ
án. Còn nếu kháng cáo, kháng nghị được rút tại phiên tòa, mà không còn kháng
cáo kháng nghị khác thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc
xét xử phúc thẩm vụ án. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án
cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử vụ án. Nếu rút một phần kháng cáo, kháng
nghị thì tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét phần bản án sơ thẩm bị kháng cáo
kháng nghị. Trừ trường hợp tại điều 241 BLTTHS.
9.
Kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
Vấn đề này được quy định
tại điều 239 BLTTHS :
“1. Thời hạn kháng nghị đối
với các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy
ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án
ra quyết định.
2.
Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị
kháng cáo trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được
quyết định.”
Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng
nghị đối với tất cả các quyết định của tòa án cấp sơ thẩm. Kể từ ngày tòa án ra
quyết định thời hạn kháng nghị đối với Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, đối
với viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày. Những người kháng cáo
quy định tại Điều 231 chỉ có quyền kháng cáo với quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình
chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm. Thời hạn
kháng cáo là bảy ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng
cáo là ngày tiếp theo của ngày quyết định được giao cho họ hoặc niêm yết tại trụ
sở UBND xã, phường họ cư trú. Nếu ngày cuối cùng là ngày Tòa án không làm việc
thì thời điểm kết thúc là 12h đêm ngày làm việc tiếp theo.
10.
Hiệu lực của bản án, quyết
định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo kháng nghị.
Quy định tại điều 240 BLTTHS:
“Bản án, quyết định và những
phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị
thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.”
Đây là quy định về thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định, và những phần của bản án
quyết định sơ thẩm của tòa án không bị kháng cáo, đây cũng là điểm mới so với
các bộ luật trước. Từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị thì những bản án, quyết định, và những phần của
bản án sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị sẽ có hiệu lực tức là được đưa ra
thi hành, trừ trường hợp kháng cáo quá hạn có lí do chính đáng và được tòa án cấp
phúc thẩm chấp nhận thì trong trường hợp đó nó vẫn được đưa ra áp dụng thi
hành.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
+Tư vấn đầu tư, khắc dấu, cấp giấy phép kinh doanh, tư vấn sở hữu trí tuệ, in hóa đơn;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!.