a. Những thủ
đoạn gian lận thuế nội địa
Bỏ
ngoài sổ sách kế toán
Định nghĩa: bỏ ngoài sổ
sách kế toán là hình thức mà người nộp thuế không ghi đầy đủ các giao dịch kinh
tế, vì vậy làm giảm doanh thu của cơ sở sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm thuế
TNDN phải nộp.
Đây
là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay. Theo đó, người nộp thuế thường sử dụng đồng
thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy
đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các
giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp
(DN) kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn,
xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ. Đây chính là một kiểu hoạt động kinh tế ngầm
mà môi trường thuận lợi của nó là nền kinh tế tiền mặt. Rất khó có thể xác định
được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì
đã không xảy ra thất thu thuế.
Một
số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến
và gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thông
tin tín nhiệm và xếp hạng DN Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng qua hành vi
không ghi sổ kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán
hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng
Tạo giao dịch
mua hàng giả mạo
Tạo
giao dịch mua hàng giả là hình thức giao dịch giữa hai hay nhiều bên, tuy nhiên
hàng hóa giao dịch thực chất không có chuyển giao quyền sử dụng( sở hữu) từ đó
làm tăng chi phí cho bên mua, giảm thuế TNDN.
Theo
thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trung bình hằng năm có khoản 10.000 mẫu
hàng hóa được phân tích phân loại. Trong đó, mẫu khai đúng chiếm khoảng 47%,
sai khoảng 53%, giảm thuế khoảng 7,4%.
Đây
là hành vi trốn thuế khá phổ biến hiện nay, thực tế DN không có khoản chi này
nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có
thể gọi đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo
với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo (có trường hợp tên người lao động
không có thật; có trường hợp tên người lao động là có thật nhưng thực sự không
làm việc cho DN đó) và thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh
khác. Bằng hành vi này, DN không chỉ trốn thuế thu nhập DN mà còn trốn cả thuế
GTGT thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào. Đối với những hóa đơn đi
mua, để phát hiện, cơ quan thuế phải làm tốt công tác đối chiếu, xác minh.
Thủ đoạn tạo giao dịch mua hàng giả mạo không
hoàn toàn trùng với thủ đoạn thành lập doanh nghiệp “ma”, do việc tạo giao dịch
mua hàng giả mạo không chỉ thực hiện thông qua hành vi mua hóa đơn, song giữa
chúng có mối liên hệ mật thiết. Doanh nghiệp “ma” là doanh nghiệp được thành lập
theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng thực tế không sản xuất kinh doanh, chỉ
nhằm mục đích đủ điều kiện để được phát hành hoá đơn, từ đó bán hóa đơn cho các
đối tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả mạo để
xin hoàn thuế.
Thực
tế thời gian qua, thông qua công tác đối chiếu hóa đơn, cơ quan thuế các địa
phương đã phát hiện khá nhiều trường hợp gian lận. Chẳng hạn, năm 2012, Cục Thuế
Hà Nội đã gửi 10.200 phiếu xác minh hóa đơn, gồm 28.444 số; kết quả trả lời xác
minh 7.570 phiếu, chiếm 74,21% số phiếu gửi đi. Qua xác minh hóa đơn và thanh
tra, kiểm tra, phát hiện 786 hóa đơn vi phạm, truy thu thuế GTGT là 1.198 triệu
đồng, thuế thu nhập DN là 1.658 triệu đồng và xử phạt hành vi trốn thuế 646 triệu
đồng, xử phạt hành chính 369 triệu đồng”. Tuy nhiên, với công nghệ đối chiếu
hóa đơn thủ công như hiện nay thì hiệu quả còn rất thấp, bởi vì tỷ lệ hóa đơn
có thể đối chiếu so với số hóa đơn cần đối chiếu là quá nhỏ. Hơn nữa, trong trường
hợp DN bán hóa đơn sử dụng hóa đơn của những khách hàng không lấy để bán cho những
người có nhu cầu mua hóa đơn thì việc đối chiếu cũng không đem lại kết quả.
Ghi
giá bán thấp hơn giá thực tế
Hành
vi này được gọi là “down” giá. Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê
khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán. Hành vi
này thường gặp ở các DN kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu,
kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất… Các
công ty xây dựng (nhà dân và đơn vị xây dựng vãng lai) khi thi công các công
trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo không trung thực,
không kê khai hoặc giấu bớt một phần công trình. Hành vi gian lận này
làm giảm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến số thu ngân sách hàng năm.
Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định
Mục
tiêu chủ yếu của hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che giấu
doanh thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế thu nhập DN và tăng thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ. Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng.
Khi bị kiểm tra phát hiện, cán bộ kế toán có thể lấy cớ là hạch toán nhầm để
tránh bị phạt vì hành vi trốn thuế. Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu
thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Kế toán có thể
hạch toán sai tài khoản kế toán để che giấu doanh thu.
Chẳng
hạn, khi phát sinh doanh thu bán hàng, lẽ ra phải hạch toán vào tài khoản 511
thì kế toán lại hạch toán vào các tài khoản kế toán khác, như hạch toán vào tài
khoản 338, 138… Một số DN nhượng bán, trao đổi vật tư không ghi nhận doanh thu
mà chỉ hạch toán thay đổi cơ cấu tài sản lưu động bằng các bút toán nhập, xuất,
thu, chi hoặc công nợ phải thu, phải trả; bán phế liệu không xuất hóa đơn,
không ghi nhận doanh thu hoặc hạch toán giảm chi phí sản xuất.
Các
dạng hạch toán sai nhằm tăng chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là: hạch toán toàn bộ chi phí
mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý DN; đưa khấu hao
tài sản cố định phúc lợi vào chi phí khấu hao tài sản cố định; tài sản cố định
hết thời gian khấu hao vẫn trích khấu hao; hạch toán vào chi phí được trừ các
khoản chi từ thiện, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ, chi mang
tính chất tiêu dùng cá nhân của chủ DN…
Hành
vi gian lận này chỉ có thể bị phát hiện qua kiểm tra báo cáo quyết toán thuế hoặc
qua thanh tra tại cơ sở kinh doanh. Muốn phát hiện được hành vi này, cán bộ
thanh tra, kiểm tra phải vững vàng về nghiệp vụ kế toán và phải nhanh nhạy
trong đánh giá báo tài chính của DN.
Chuyển giá để trốn thuế
Bằng
những ưu đãi về thuế và hàng loạt chính sách khác, sự gia tăng ồ ạt các doanh
nghiệp FDI trong khoảng 15 năm qua đã đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và
giải quyết việc làm cho lao động nước ta. Tuy vậy, nhiều vấn đề tiêu cực khi quản
lý các doanh nghiệp này đang đặt ra bài toán khó cho các nhà quản lý. Đặc biệt,
nhiều doanh nghiệp FDI là những tập đoàn đa quốc gia, có nguồn vốn lớn, chiếm
thị phần cao trong nước, có doanh thu tăng trưởng mạnh qua các năm nhưng lại
liên tục báo lỗ.
Theo
quy định của Luật Thuế, khi doanh nghiệp bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh
thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Những nghi vấn lỗ giả này kéo
dài sẽ làm thất thu ngân sách Nhà nước và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh với
các doanh nghiệp chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế; từng bước thôn tính các
doanh nghiệp trong nước trong liên doanh liên kết; tăng nhập siêu và tiềm ẩn những
nguy cơ bất ổn xã hội (do báo cáo lỗ nên tìm cách không nâng lương, thưởng cho
công nhân, dẫn đến các cuộc đình công, bãi công). Xa hơn, hành vi chuyển giá để
trốn thuế sẽ tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính và ảnh hưởng đến mục
tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của Chính phủ.
Các
chuyên gia ngành thuế nhận định, “ngón nghề” phổ biến trong hoạt động chuyển
giá của các công ty đa quốc gia thường là: Một số doanh nghiệp FDI nhập khẩu
nguyên liệu máy móc đầu vào từ công ty mẹ ở mức giá cao. Sau đó, họ bán lại
hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cho công ty mẹ với giá thấp. Với cách làm này,
các doanh nghiệp tránh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam do nâng
giá nhập nguyên vật liệu cao hơn thực tế làm tăng giá thành, dẫn đến kinh doanh
thua lỗ để không phải nộp thuế. Các công ty này thường khai báo lỗ triền miên
nhiều năm, song trên thực tế lại luôn mở rộng đầu tư.
Từ
năm 2006 đến nay, hiện tượng chuyển giá của các DN FDI ngày càng tinh vi hơn, với
việc điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp
hơn để tránh thuế. Những vụ việc chuyển giá “đình đám” thời gian qua của Coca –
Cola, Adidas, Metro Cash & Carry, Keangnam và Nestlé… liên tục báo lỗ.
b.
Các hành vi gian lận thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Trong
điều kiện các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, kéo theo sự tăng
trưởng không ngừng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời, các hành vi
gian lận về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng gia tăng đáng kể về
hình thức gian lận, số vụ gian lận và quy mô số thuế gian lận.
Theo
thống kê của cơ quan Hải quan, gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp với các phương thức, thủ đoạn gian
lận thuế ngày càng tinh vi, thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong
quy trình thủ tục hải quan và sự thay đổi chính sách mặt hàng... Trong đó, phổ
biến nhất là các hành vi buôn lậu, gian lận, trốn thuế về mặt hàng, số lượng,
mã hàng, xuất xứ, trị giá tính thuế hay lợi dụng các chính sách ưu đãi, ân hạn
thuế hoặc nợ thuế để trốn thuế. Cụ thể như sau:
Buôn lậu
Đây
là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá cấm, không khai
báo, tránh sự quản lý của hải quan và trốn nghĩa vụ thuế. Thời gian qua, việc
buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm có diễn biến phức tạp, với
những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, khó kiểm soát. Hàng nhập lậu chủ yếu
là hàng tiêu dùng như quần áo, vải, giày dép, đồ chơi trẻ em, rượu, bia và các
loại nước giải khát, hàng điện máy gia dụng, điện lạnh, thực phẩm… Sau khi nhập
lậu vào Việt Nam, các mặt hàng này được xé nhỏ, vận chuyển bằng xe khách, xe tải
và được hợp pháp hoá bằng hệ thống hoá đơn mua qua bán lại giữa các DN.
Trong những năm qua đã có 500 ôtô nhập vào Việt Nam
theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng chỉ có 100 chiếc làm thủ tục xuất và nhập
trở lại. Nghĩa là còn 400 chiếc không làm thủ tục xuất và nhập trở lại mà lưu
hành trong nội địa gây thất thu số tiền thuế rất lớn cho Nhà nước.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Bên
cạnh hoạt động buôn lậu nêu trên, lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan,
nhiều chủ hàng đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không khai báo
đầy đủ các mặt hàng hoặc cố tình khai thiếu số lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu
để không phải nộp thuế.
Khai sai chủng loại hàng hoá
Với
sự gia tăng của khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi nguồn lực của
cơ quan hải quan có hạn và thực hiện yêu cầu đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi
trong thủ tục hải quan, cơ quan hải quan chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng
hóa khi có nghi vấn hoặc có mức độ rủi ro cao. Do đó, việc phân loại, khai báo
và áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế phụ thuộc rất lớn vào mức độ
tuân thủ của người nộp thuế. Thực tế thời gian qua, nhiều chủ hàng đã lợi dụng
các vấn đề trên để thực hiện gian lận thuế nhập khẩu bằng việc khai báo sai tên
hàng, sai mã số hàng hóa. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trung bình
hằng năm có khoảng 10.000 mẫu hàng hóa được phân tích phân loại. Trong đó, mẫu
khai đúng chiếm khoảng 47%, sai khoảng 53%, giảm thuế khoảng 7,4%. Các hành vi
thường gặp là:
Thứ nhất, Cố
tình khai sai tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích giảm số
thuế phải nộp. Chủ yếu là khai sai mã số hàng từ mã hàng có thuế suất cao sang
mã hàng có thuế suất thấp. Nhiều trường hợp, người nộp thuế lợi dụng sự phức tạp
của các hàng hóa là các hỗn hợp, các hóa chất khó phân biệt, xác định bằng cảm
quan để khai theo hướng có lợi cho mình.
Thứ hai, Người
nộp thuế gian lận thuế bằng cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh
nhưng lại tháo bớt một số bộ phận để trở thành hàng hóa chưa hoàn thiện nhằm hưởng
thuế suất thấp của hàng linh kiện.
Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Thuế
suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Lợi dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với
các hàng hóa có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khu vực thị trường đã có thỏa
thuận về ưu đãi tối huệ quốc hay ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, các chủ hàng hóa
cố tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm các giấy chứng nhận xuất xứ
(C/O) giả để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt.
Gian lận giá tính thuế
Gian
lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giá tính thuế là hành
vi rất phổ biến hiện nay. Các hành vi gian lận thường được các chủ hàng thực hiện
dưới các hình thức sau:
Thứ nhất, chủ
hàng khai báo thấp trị giá đối với những mặt hàng chịu thuế suất cao, chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt, những mặt hàng hay biến động về giá.
Thứ hai, chủ
hàng dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo thấp trị giá
của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực tế,
sau đó khai báo thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương
tự đã nhập khẩu trước. Bằng hành vi này, chủ hàng đã lợi dụng các quy định về
xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch
hàng nhập khẩu giống hệt/tương tự để được tính thuế với mức giá thấp hơn so với
trị giá giao dịch thực tế.
Thứ ba, chủ
hàng khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử để thăm dò thái độ của cơ
quan hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn
theo mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác
minh, xử lý, chủ hàng đã tiến hành giải thể DN hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng
ký kinh doanh.
Thứ tư, do
theo chính sách thuế đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp hơn hàng
nguyên chiếc nên DN thực hiện việc “down” giá bằng thủ đoạn tháo rời hàng
nguyên chiếc thành linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu. Điều này được thực hiện
qua việc chủ hàng thành lập nhiều công ty khác nhau hoặc tiến hành móc nối với
nhiều công ty để mỗi công ty tiến hành nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng
nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau để tránh
sự kiểm soát của cơ quan hải quan.
Thứ
năm, chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép,
các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản thanh toán gián tiếp để làm giảm
trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Thứ sáu, chủ
hàng khai tăng trị giá tính thuế so với giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu
để tăng vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng
ưu đãi thuế
Chứng
từ thường hay được các chủ hàng giả mạo với mục gian lận thuế thường là các chứng
từ nộp thuế (nhằm giải tỏa cưỡng chế thuế của cơ quan hải quan) hoặc các hồ sơ
hải quan (để hợp thức hóa các lô hàng nhập lậu). Trong đó, các trường hợp phổ
biến là gian lận thuế qua việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu
tư; gian lận qua việc lợi dụng chính sách quản lý đối với hàng gia công; gian lận
thông qua việc lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập... Điển
hình nhất là vụ buôn lậu xăng A92 lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, trị giá
ước tính 27 tỷ đồng tại vùng biển Thanh Hoá vào tháng 7/2012; hành vi buôn lậu
của Công ty TNHH một thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) dưới
hình thức lợi dụng tạm nhập tái xuất xăng dầu qua cửa khẩu đường bộ để buôn lậu
296,6 tấn xăng A92, trị giá khoảng 8 tỷ đồng, số thuế DN gian lận ước tính 2,5
tỷ đồng.
Cũng
theo thống kê của Hải quan, trong những năm qua đã có 500 ôtô nhập vào Việt Nam
theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng đến nay chỉ có 100 chiếc làm thủ tục xuất
và nhập trở lại. Nghĩa là còn 400 chiếc không làm thủ tục xuất và nhập trở lại
mà lưu hành trong nội địa gây thất thu số tiền thuế rất lớn cho Nhà nước.
Ngoài
ra, nhiều chủ hàng lợi dụng quy định chuyển cửa khẩu để gian lận thuế; lợi dụng
chính sách ân hạn thuế để nợ thuế sau đó tẩu tán bán hàng và bỏ trốn khỏi trụ sở
kinh doanh mà không làm thủ tục giải thể DN để tránh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế...