Hỏi: Công ty tôi là công ty cổ phần ở Thành phố Hồ Chí Minh, do nhu cầu phát triển thị trường, mở rộng phạm vi kinh doanh nên muốn thành lập thêm cơ sở tại Hà Nội để tiện cho việc giao dịch với đối tác phía Bắc. Vậy cho tôi hỏi, công ty tôi nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện, hai cái này có gì khác nhau?
Trả lời:
Để công ty bạn có thể lựa chọn được hình thức cơ sở phù hợp với yêu
cầu của mình, chúng tôi xin đưa ra một số đặc điểm chính của hai loại
hình này như sau:
- Chi nhánh
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện
toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại
diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinhdoanh của chi nhánh phải đúng với
ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Về hoạt động kinh doanh, chi nhánh được thực hiện các hoạt động có
mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã
đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành, nghề nào được
đăng ký bởi doanh nghiệp, chi nhánh cũng được phép hoạt động. Có thể
thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp (ký
hợp đồng mua bán hang hóa, dịch vụ của công ty).
Về thẩm quyền đại diện: giám đốc chi nhánh không đương nhiên có thẩm
quyền đại diện cho chi nhánh, mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự ủy
quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp được quyền điều phối toàn bộ vấn đề liên
quan đến chi nhánh, kể cả vấn đề đại diện.
Về tài chính: chi nhánh không độc lập về tài chính đối với doanh
nghiệp, doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính
phát sinh từ hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh có thể hạch toán độc
lập hoặc phụ thuộc vào doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ
đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi
ích đó.
Về hoạt động kinh doanh: văn phòng đại diện được lập ra với chức năng
là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông
tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới. Văn
phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm sở
hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các
doanh nghiệp đối thủ; đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói
trên… được thực hiện các hình thức xúc tiến thương mại (hợp đồng quảng
cáo xúc tiến sản phẩm), nhưng không được thực hiện hoạt động sinh lợi
nhuận trực tiếp.
Về thẩm quyền: Riêng về việc ký kết hợp đồng của văn phòng đại diện
thì phải theo ủy quyền của doanh nghiệp và đóng dấu doanh nghiệp đó,
văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng
riêng.
Về tài chính: Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát
sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện. Việc hạch toán của văn phòng
đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Như vậy, từ những điểm trên, tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động và nhu
cầu của công ty mà công ty bạn có thể lựa chọn thành lập chi nhánh hay
văn phòng đại diện để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp của bạn nên tham vấn thêm các chuyên gia về luật pháp để
lựa chọn hình thức phù hợp nhất và các loại hồ sơ, thủ tục cần thực
hiện.
Luật sư Lê Hồng Ngọc
Công ty luật HILAP và Đồng nghiệp
http://doanhnghiepnet.com.vn/doanh-nghiep-nen-thanh-lap-chi-nhanh-hay-van-phong-dai-dien.html
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|