Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 45/HSST
ngày 26/3/2004, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang áp dụng điểm n khoản 1
Điều 93; điểm 0 khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 34 BLHS, xử phạt Nguyễn
Thanh Chấn tù chung thân về tội “Giết người”. Thời hạn tù tính từ ngày
28/9/2003.
Ngày 29/3/2004, bị cáo Nguyễn Thanh Chấn kháng cáo kêu oan.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 1241/PTHS ngày 27/7/2004, Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tôi cao tại Hà Nội quyết định không chấp nhận kháng cáo
của Nguyễn Thanh Chấn; xử phạt Nguyễn Thanh Chấn tù chung thân về tội
giết người.Thời điểm chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 28/9/2003.
Bản án phúc thẩm do ông Phạm Tuấn Chiêm - Thẩm phán chủ toạ nhận định,
trong quá trình điều tra đã nhận dạng được hung khí gây án cùng các tang
vật, dấu vết để lại hiện trường phù hợp với hành vi phạm tội, nên bác
kháng cáo của ông Chấn. Chính từ đó, ông Chấn đã phải chấp hành án phạt
tù oan 10 năm cho đến khi Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao vào cuộc
điều tra vụ án này và nghi can Lý Nguyễn Chung ra đầu thú.
Theo thông tin báo chí: Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao xác định ông
Chiêm đã thiếu trách nhiệm dẫn đến bản án oan của ông Chấn.Cụ thể, trong
quá trình nghiên cứu xem xét phúc thẩm hồ sơ vụ án Nguyễn Thanh Chấn
phạm tội giết người xảy ra vào ngày 15/8/2003, ông Chiêm với tư cách là
thẩm phán Tòa phúc thẩm TAND tối cao, chủ tọa phiên tòa đã không kiểm
tra tài liệu, đánh giá chứng cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình
sự. Ông Chiêm đã sử dụng các chứng cứ được thu thập trái quy định để kết
tội ông Chấn giết hại nạn nhân Nguyễn Thị Hoan. Ðặc biệt, tại thời điểm
xảy ra vụ án, ông Chấn có nhiều chứng cứ ngoại phạm nhưng không được
xem xét.
Quá trình xét xử phúc thẩm, ông Chiêm chỉ sử dụng chứng cứ duy nhất là
lời khai nhận tội của ông Chấn tại cơ quan điều tra và sử dụng biên bản
xác định kích thước bàn chân ông Chấn "gần đúng với dấu vết bàn chân thu
thập được tại hiện trường" để làm chứng cứ quy kết ông Chấn phạm tội
giết người. Hành vi của ông Chiêm đã vi phạm Bộ luật Tố tụng hình sự về
nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán, chủ tọa phiên tòa trong việc đánh giá
chứng cứ vụ án.
Báo Pháp luật TP. HCM có nêu ý kiến của TS Phan Anh Tuấn: "...Tôi chỉ
băn khoăn là tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là loại tội
ít nghiêm trọng, theo Điều 23 BLHS thì
thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự chỉ có năm năm. Trong khi đó phiên tòa phúc thẩm vụ
ông Chấn diễn ra từ năm 2004 (cách nay 10 năm), do vậy cơ quan tố tụng cần xem xét kỹ chi tiết này”.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do BLHS quy định mà
khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Vấn đề đặt ra là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
“thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với thẩm phán chủ toạ
xét xử phúc thẩm cách đây hơn 10 năm (ngày 27/7/2014) còn hay đã hết?
Thông tin báo chí chỉ nệu việc khởi tố theo điều 285BLHS mà không nêu
khoản nào của Điều luật? Tuy nhiên, khung hình phạt cao nhất được áp
dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 285 BLHS khi người phạm tội “gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” có mức hình phạt tù
từ 3 năm đến 12 năm. Hậu quả việc xét xử oan sai đối với ông Chấn phải
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Tuy nhiên, vấn đề trao
đổi khoản 2 Điều 285 BLHS là tội phạm nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng
để xác định thời hiệu truy cứu TNHS có còn? Nếu là tội phạm nghiêm
trọng thì đã hết thời hiệu (quá 10 năm), nếu là tội rất nghiêm trọng thì
còn thời hiệu (thời hiệu tính từ ngày 27/7/2004).
Có ý kiến cho rằng khoản 2 Điều 285 (có mức cao nhất là 12 năm tù) nên
chưa phải là tội phạm rất nghiêm trọng, vì theo khoản 3 Điều 8 BLHS, tội
phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
mười lăm năm tù. Theo quan điểm này, việc khởi tố ở khoản 2 hay khoản 1 Điều 285 BLHS đều đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Quan điểm thứ hai cho rằng: khoản 2 Điều 285 BLHS có mức hình phạt từ từ 3 năm đến 12 năm tù,
đây là tội rất nghiêm trọng,
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm. Trong vụ án cụ thể
này, thời hiệu truy cứu THNHS được tính từ ngày 27/7/2004, đến nay là
còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tôi đồng ý với quan điểm thứ hai, bởi xác định tội phạm ít nghiêm trọng,
tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng phải căn cứ vào
khoản 3 Điều 8 BLHS. Mặt khác,
mục 1 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP
ngày 4/8/2000 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã có hướng dẫn: Tội
phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt
từ trên 7 năm đến 15 năm...
Như vậy, có đủ căn cứ xác định còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" đối với nguyên
thẩm phán TAND tối cao xét xử phúc thẩm vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn.
Luật sư Nguyễn Hồng Hà
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)