Chủ nhà nghỉ đặt camera quay lén cảnh "mây mưa" của khách hàng. Hành vi này liệu có vi phạm pháp luật hay không? Đó là điều dư luận đang rất quan tâm hiện nay.
Mới đây, trên một số báo có đưa tin về
việc ông Triệu Đức N. (chủ nhà nghỉ tại xã Ea Tý, huyện Ea Kar, Đắk Lắk)
đã có đơn tố cáo lên cơ quan chức năng về clip mua dâm của một vị cán
bộ TAND huyện này là ông N.V.B.
Lý giải việc có clip này, chủ nhà nghỉ
cho biết vợ của ông cho chứa mại dâm tại nhà nghỉ (bà vợ đã bị khởi tố,
xét xử 5 năm 6 tháng tù) nên bà có lén gắn máy quay phim trong các phòng
VIP.
Sau khi vợ bị xét xử, ông ngồi lục lại
đồ đạc, máy tính trong nhà và tìm thấy clip quay cảnh cán bộ tòa án trên
đang trong phòng nghỉ với một cô gái nên đã đi tố cáo (ông còn tố cáo
cả đường dây một số cán bộ đã nhận tiền ông "chạy án" cho vợ mình nhưng
rồi bà vẫn bị xử tù).
Gần đây, nhiều người tham gia mạng xã
hội cũng nhận được những bài "cảnh báo" về tình trạng nhà nghỉ, khách
sạn có gắn gương hai chiều (camera giấu dưới gương) và chia sẻ cách phát
hiện gương hai chiều này.
Trước thông tin về vụ việc xảy ra trên, vấn đề đang được dư luận quan
tâm là hành vi đặt camera quay lén khách của chủ nhà nghỉ có phạm luật
không? Nếu có, chế tài xử phạt sẽ ra sao và mục đích của việc quay lại
những thước phim đó là gì?
Trao đổi về vấn đề này, Ls. Ths Nguyễn
Hồng Thái - Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp cho rằng, hành
vi quay lén hoạt động của người khác của chủ nhà nghỉ được coi là xâm
phạm đời tư của người khác là vi phạm pháp luật Dân sự.
Mặt khác nội dung quay trộm lại là những
hình ảnh đồi trụy, không lành mạnh. Clip đó được phát tán lên mạng xã
hội được coi là hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Tùy theo tích
chất, mức độ, người vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người bị vi
phạm hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, hành vi của các chủ nhà nghỉ,
khách sạn lén đặt máy quay phim, camera giấu kín để quay những hình ảnh
đời tư của người khác là một hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tích
chất, mức độ, người vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người bị vi
phạm hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 38 Bộ luật Dân sự quy định:
1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá
nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất
năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ,
vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý,
trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Khi bí mật đời tư của công dân bị xâm phạm thì có thể được bảo vệ theo quy định tại điều 25 Bộ luật Dân sự :
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính
công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Nếu hậu quả của hành vi vi phạm nghiêm
trọng hơn, gây nguy hiểm cho xã hội thì người vi phạm có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo điều 253 Bộ luật Hình sự với mức phạt tiền từ 5
triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc
phạt tù từ 6 tháng đến 15 năm.
Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu
hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh,
phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có
hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a ) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Liên quan đến vụ vợ chồng ông Triệu Đức
N. (chủ nhà nghỉ tại xã Ea Tý, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) bí mật gắn camera
quay lén khách rồi dùng clip này tố cáo một cán bộ tòa án huyện mua dâm.
Trao đổi với PV, chủ nhà nghỉ cho rằng mục đích tố cáo cán bộ tòa án vì
muốn làm trong sạch đội ngũ cán bộ và để đòi lại số tiền đã mất (khi
ông này dùng để chạy án cho vợ mình) chứ không có mục đích gì khác.
Trong trường hợp này, luật sư Hồng Thái cho rằng, ông Triệu Đức N. đã vi
phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật,
người có hành vi thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá
nhân của người khác là vi phạm pháp luật. Có nghĩa là, nhà làm luật
không quan tâm người vi phạm thu thập, công bố thông tin đời tư của
người khác dùng vào mục đích gì thì đã vi phạm pháp luật và phải chịu
trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
Mặt khác, nếu mục đích muốn làm trong
sạch đội ngũ công chức của ông N. có thể có nhiều cách: ông N. có thể
khiếu nại, tố cáo hành vi của vị cán bộ trên với cơ quan có thẩm quyền
để xứ lý theo quy định của pháp luật chứ không phải là hành động như ông
N. đã làm nói trên.
|
Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 135 về tội cưỡng đoạt tài sản: Người
nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
|
"Việc một số cá nhân, tổ chức đặt
các thiết bị camera quay lại những “thước phim mây mưa” trong nhà nghỉ
nhằm mục đích gì là một điều rất khó đoán chính xác. Chỉ khi họ sử dụng
chúng, họ thể hiện ra mục đích của mình thì chúng ta mới có thể biết
được. Ví dụ việc họ quay lén đó nhằm mục đích tống tiền hoặc bôi nhọ
danh dự của người khác tùy theo tính chất mức độ họ sẽ phải chấm dứt
hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai hoặc bồi thường thiệt hại
cho người bị vi phạm theo quy định tại điều 25 Bộ luật Dân sự" - luật sư Hồng Thái cho biết thêm.
Không chỉ trong nhà nghỉ, hiện nay ở một
số nhà vệ sinh công cộng, chỗ thử quần áo… một số nơi vẫn gắn thiết bị
camera với mục đích… chống trộm (?). Đó là nỗi lo chung đối với phần lớn
chị em phụ nữ.
Đã có quá nhiều clip, bộ ảnh ghi lại
những hình ảnh “nhạy cảm” của nhiều phụ nữ bị tung lên mạng, để hạn chế
tình trạng này xảy ra, luật sư Hồng Thái cho rằng: "Đúng là nạn xâm phạm bí mật đời tư theo hình thức này là lỗi lo cho toàn xã hội nói chung và chị em phụ nữ nói riêng. Do
đó, trước khi được pháp luật bảo vệ, các chị em phụ nữ hãy nghĩ cách tự
bảo vệ mình. Các chị em hãy tự tìm hiểu cách phát hiện nơi có đặt thiết
bị quay lén bằng các phương pháp đơn giản nhất tại nơi công cộng mà
mình sử dụng. Khi bị xâm phạm (tống tiền…), các chị em hãy đi trình báo
cơ quan chức năng để xử lý triệt để các đối tượng vi phạm khiến chúng
không có cơ hội xâm phạm người khác".
Thảo Lương /
Skcd.com.vn
http://tintuc.vn/phap-luat/che-tai-nao-danh-cho-chu-nha-nghi-quay-len-thuoc-phim-may-mua-42061
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|