Những thành tựu đã đạt được.
Trong những năm qua, các hoạt động giải
quyết vụ việc dân sự của ngành Toà án đã đạt được rất nhiều kết quả quan trọng,
mặc dù các vụ việc ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung. Một
trong những lý do đem lại thành công của ngành Toà án là các Toà án đã làm tốt
công việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Năm 2012, Toà
án nhân dân các cấp đã thụ lý 271.306 vụ, tăng 24.391 vụ so với cùng kỳ năm trước;
đã giải quyết, xét xử được 246.215 vụ việc (đạt 90%), tăng 23.829 vụ việc.
Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 231.546 vụ việc.
Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2012
và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Toà án nhân dân, Các tòa án nhân dân chú trọng làm tốt công
tác hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, qua đó giúp
cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, đồng thời góp phần củng cố đoàn kết
trong nội bộ nhân dân. Tỷ lệ hoà giải thành công trong việc giải quyết các vụ
việc dân sự trong năm 2012 là 51%.Nhìn chung, Toà án cấp sơ thẩm đã thuân thủ
đúng các quy định của pháp luật trong thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự.
Có thể thấy, mặc dù các
vụ việc mà tòa án phải thụ lý và giải quyết là rất lớn, số lượng tăng lên theo
hàng năm, trong đó có nhiều tranh chấp phức tạp nhưng các tòa án vẫn cố gắng khắc
phục khó khăn, áp dụng đúng các quy định của pháp luật TTDS, làm tốt việc hướng
dẫn, giải thích pháp luật cho các bên đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ,
tích cực xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hơp có yêu cầu và tăng
cường phối hợp với các cơ quan hữu quan, nên số lượng lớn các vụ việc dân sự đã
được giải quyết theo thời hạn quy định của pháp luật từng bước khắc phục việc
giải quyết các vụ án tồn đọng. Tỉ lệ các bản án các quyết định bị hủy, sửa cũng
giảm dần qua các năm.
Những
hạn chế trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
Thứ
nhất:
Quy định pháp luật tố tụng dân sự về chuẩn bị xét xử còn một số hạn chế.
- Hiện
nay, pháp luật TTDS chưa có cách hiểu thống nhất về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án dân sự quy định tại Điều 179 BLTTDS. Bên cạnh đó, thời hạn chuẩn bị
xét xử sơ thẩm đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại và tranh
chấp về lao động là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế,
các tranh chấp này diễn ra khá phổ biến và phức tạp. Thực tiễn xét xử cho thấy,
Toà án thường không thể tiến hành giải quyết các vụ án trên trong thời hạn hai
tháng.
- Bất cập trong quy định về thu thập chứng
cứ trong hoạt động lập hồ sơ vụ án dân sự: Về quy định về thời hạn giao nộp chứng
cứ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 175 BLTTDS: “Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người được
thông báo phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của
người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có. Trong trường hợp cần
gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu rõ
lý do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Toà án phải gia hạn, nhưng không
quá mười lăm ngày.” Theo quan điểm đề xuất của một số Toà án thì cần quy định
thời hạn giao nộp chứng cứ do Thẩm phán được phân công ấn định nhưng không vượt
quá thời hạn ra quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử sơ thẩm trừ trường hợp do
trở ngại khách quan mà không thể giao nộp chứng cứ đúng thời hạn. Mọi chứng cứ
đương sự đưa ra ngoài thời hạn giao nộp chứng cứ nói trên không được Toà án chấp
nhận. Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện về thời gian để Toà án xem xét, đánh
giá chứng cứ. Tuy nhiên, việc quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ này có thể
sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.
- Chưa có quy định về chế tài đối với cơ quan
tổ chức cá nhân từ chối cung cấp tài liệu chứng cứ có lien quan đến việc giải
quyết vụ án. Mặc dù, Điều 5B;TTDS quy định cá nhân cơ quan tổ chức có trách nhiệm
cung cấp chứng cứ cho đương sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy không phải lúc
nào yêu cầu của cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp chứng cứ của đương sự cũng được
thực hiện.
Thứ
hai: Về tổ chức và cán bộ của Tòa án.
- Số lượng các vụ án dân sự mà nghành Tòa
án phải giải quyết ngày càng nhiều trong khi nguồn tuyển cán bộ và bổ nhiệm Thẩm
phán ở nhiều địa phương còn thiếu tạo áp lực lớn trong công tác. Trong những
năm qua, số lượng các loại án gia tăng mỗi năm khoảng 15% một thẩm phán xét xử
5 vụ/tháng, nhưng do thiếu cán bộ nên tòa án ở một số địa phương bị quá tải dẫn
đến số lượng các vụ án tồn đọng không được giải quyết dứt điểm, có thẩm phán giải
quyết 10 vụ/tháng điều này đã dẫn đến những sai sót không đáng có về nghiệp vụ.
Bên cạnh đó tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận
cán bộ công chức tòa án chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện
nay.
Thứ
ba: Về hoạt động hỗ trợ Tòa án giải quyết
các vụ án dân sự của các cơ quan tổ chức liên quan.
Thông tư lien tịch số
10/2007/TTLT-BTP-BCA-BTC-VKSND-TANDTC hướng dẫn một số quy định về trợ giúp
pháp lý trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên cho đến nay tổ chức và hoạt động bổ
trợ tư pháp vẫn còn một số tồn tại nhất định. Ví dụ hiện nay quan hệ về tranh
chấp đất đai xảy ra phổ biến, tính chất ngày càng phức tạp đòi hỏi phải có sự
cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng trong việc xác minh nguồn gốc…
nhưng khi có công văn yêu cầu cung cấp thông tin các cơ quan chức năng thường
chậm trễ trong công việc thực hiện yêu. Khi tòa triệu tập tham gia tố tụng,
không ít cá nhân tổ chức này không chấp hành…gây khó khăn cho công tác chuẩn bị
xét xử của Tòa án.
Một số kiến nghị.
-Thứ
nhất :Đối với các quy định về thời
hạn chuẩn bị xét xử. Cần sử đổi lại thời hạn chuẩn bị xét xử của các vụ án
thương mại, lao động và có các giải pháp gia hạn mềm hơn, không nên khống chế số
lần gia hạn và tổng số thời gian được gia hạn, với mỗi lần kí quyết định gia hạn,
Chánh án Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án đó phải làm rõ lý do chậm trễ, đâu
là lí do khách quan, đâu là lí do chủ quan và yêu cầu Thẩm phán đưa ra các giải
pháp khắc phục.
- Thứ
hai: Bổ sung quy định về chế tài cụ thể để áp dụng đối với cá nhân, cơ quan
tổ chức cố tình không cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc kéo dài thời gian thực
hiện yêu cầu khi đương sự cản trở việc xét xử.
- Thứ ba: Bổ sung điều luật về trách nhiệm
thông báo tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án . Cần quy định Tòa án có trách
nhiệm phải thông báo cho các bên đương sự các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ
vụ án để các đương sự biết để có thể yêu cầu được sao chụp nghiên cứu chuẩn bị
cho tranh tụng tại phiên tòa.
- Thứ tư: Bổ sung điều luật về thời điểm cụ thể
giao nộp chứng cứ của các đương sự. Một số tòa án đề xuất bổ sung quy định về
thời gian nộp chứng cứ do Thẩm phán được phân công ấn định nhưng không được vượt
quá thời gian ra quyết định đưa vụ án ra xét xử ở cấp sơ thẩm, trừ trường hợp
có trở ngại khách quan mà không thể giao nộp chứng cứ đúng thời hạn.
- Thứ năm: Một số ý kiến khác.
-
Cần tiếp
tục nâng câo trình độ chuyên môn của các bộ ngành tòa án và viện kiểm sát. Đặc
biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán vì thẩm phán là người đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Cần phải
đẩy mạnh việc đào tạo, đào tại lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho thẩm phán,
cán bộ tư pháp về mặt chính trị, pháp luật nghiệp vụ xét xử và các kiến thức bổ
trợ khác như : kinh tế, xã hội, ngoại ngữ, tin học…
-
Nhà nước
cần có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ trong ngành tòa án, viện
kiểm sát nhằm hạn chế tình trạng tiêu cực, nâng cao chất lượng giải quyết vụ
án.
-
Tăng cường
cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho các tòa án giúp cho tòa án
có những điều kiện tốt hơn trong công tác chuẩn bị xét xử.
-
Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật
trong nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động chuẩn bị xét xử của tòa án được tiến
hành thuận lợi hơn.
Đỗ Chinh
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|