1. Trước hết, TƯLĐTT là “Luật” của các doanh nghiệp bởi vì nólà 1 chế định cơ bản của Luật Lao động, có mối quan hệ qua lại trong 1 chỉnh thể thống nhất của hệ thống pháp luật lao động.
Hệ thống pháp luật lao động hiện hành gồm 17 chương trong đó TƯLĐTT được quy định tại mục 3 chương V trong BLLĐ năm 2012 với tên chương: Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể. Toàn bộ nội dung của các điều luật đó là những quy định của pháp luật liên quan đến mọi vấn đề của TƯ: nội dung, hình thức, vấn đề chủ thể có quyền tham gia thương lượng, kí kết, thời hạn có hiệu lực, thỏa ước vô hiệu như nào, vấn đề sửa đối, bổ sung thỏa ước…Đây là 1 chế định quan trọng trong tổng thể các chế định của BLLĐ, cũng cần chú ý tranh chấp phát sinh từ quan hệ này bao giờ cũng là tranh chấp liên quan lao động tập thể, luôn có sự tham gia đông đảo của những NLĐ trong DN
2. TƯLĐTT là “Luật” bởi vì nó có tính quy phạm và được kí kết đăng kí theo trình tự Luật đinh, song được coi là “Luật của các DN” bởi nó do 2 bên NSDLĐ và tập thể NLĐ trong DN thỏa thuận xây dựng lên và khi thỏa ước có hiệu lực nó mang tính bắt buộc chung trong phạm vi DN kí TƯ đó.
Quy phạm tức là những quy tắc, chuẩn mực chung mang tính bắt buộc phải thi hành đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan và được ban hành bởi chủ thể có thầm quyền. Và để có hiệu lực, TƯLĐTT khi kí kết phải tuân theo những trình tự, thủ tục luật định. Trước khi kí kết thỏa ước, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động về nội dung của thỏa ước. Thỏa ước chỉ được kí kết nếu đa số (trên 50%) những NLĐ trong DN tán thành với nội dung của nó. Đặc biệt, khi TƯLĐTT được kí kết, nó sẽ có hiệu lực trong toàn bộ đơn vị. Đó là sự ràng buộc pháp lý chung không ngoại trừ 1 ai, khác với quan hệ lao động được thiết lập giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ thông qua HĐLĐ. Lúc này, tất cả những NLĐ, kể cả những người vào làm việc sau khi thỏa ước được ký kết, những người không phải là thành viên của tổ chức công đoàn, NSDLĐ đều có trách nhiệm thực hiện thỏa ước.
3. TƯLĐTT là sự cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ đã được pháp luật quy định sẵn, ví dụ như trả lương theo thỏa thuận và cao hơn mức lương tối thiểu…, nhưng những quy định đó chỉ là quy định chung mag tính hướng dẫn, chỉ đạo. Còn những quyền và nghĩa vụ đó được đảm bảo như nào trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng của DN, thiện chí của NSDLĐ, trình độ của NLĐ, kết quả sản xuất kinh doanh, hoạt động của công đoàn…Do đó để đảm bảo lợi ích các bên thì TƯLĐTT ra đời chuyển hóa các quy định mang tính cứng nhắc, khuôn mẫu cho phù hợp với điều kiện từng DN. Đó là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa pháp luật, bổ sung cho các quy phạm của pháp luật để điều chỉnh QHLĐ trong mỗi DN, và thường đem lại những điều kiện tốt hơn những điều kiện và tiêu chuẩn lao động quy định trong pháp luật hiện hành.
Có TƯLĐTT, các DN sẽ có 1 khung pháp lý cơ bản điều tiết mối quan hệ giữa các bên, như vậy khi NLĐ muốn xin vào làm việc cũng sẽ hình dung được quy tắc cơ bản mà mình cần tuân theo. Sự công khai, rõ ràng này khiến cho NLĐ sẽ không bị thiệt thòi khi có trường hợp DN hứa rất nhiều những chế độ ưu đãi song lúc vào làm rồi thì chả có bao nhiêu. Đồng thời khi quy định cụ thể như trên sẽ hạn chế được rất nhiều các tranh chấp, xung đột không đáng có trong QHLĐ.
4 . Nội dung của TƯ phải phù hợp với pháp luật nói chung và pháp luật LĐ nói riêng
Theo khoản 2 điều 73 BLLĐ năm 2012 thì “Nội dung TƯLĐTT không được trái với các quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luât”. Quy đinh này vừa ủng hộ nguyên tắc bảo vệ người lao động, phần nào nhấn mạnh được khía cạnh “luật” của TƯLĐTT ở đây. Do sau khi kí kết TƯLĐ phát sinh hiệu lực và có giá trị bắt buộc đối với mọi chủ thể của QHLĐ diễn ra trong DN nên nội dung của thỏa ước phải đảm bảo được điều kiện nêu trên. Hơn nữa, xét về mối quan hệ giữa TƯLĐTT và BLLĐ thì BLLĐ là luật lớn, là xương sống của vấn đề, điều chỉnh ở tầm vĩ mô, phạm vi rộng còn TƯLĐTT là bộ luật con của DN, điều chỉnh ở tầm vi mô, ở phạm vi hẹp. Tuy nhiên Luật này có tính chất “động” bởi nó có thể được sửa đổi, bổ sung nếu các bên yêu cầu hay là nội qua, quy chế, điều lệ trong DN trái với những thỏa thuận trong TƯLĐTT, miễn là tuân thủ trình tự, thủ tục của pháp luật. Chính vì lẽ đó mà TƯLĐTT được coi có sự linh hoạt, mềm dẻo hơn và có tính ứng dụng cao. Pháp luật cũng quy định cho tính hợp pháp của TƯ nếu không tuân thủ thì TƯ được coi là bô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.
Nội dung của TƯLĐTT ngoài việc làm, đảm bảo việc làm, tiền lương, thời giờ lao động, nghỉ ngơi , tiền thưởng, phụ cấp, định mức lao động thì các bên có thể thỏa thuận hàng loạt những vấn đề cụ thể khác không trái với quy định của pháp luật như vấn đề phúc lợi tập thể, vấn đề thể thức giải quyết tranh chấp lao động, xây dựng nội quy, quy chế, điều lệ…Giá trị pháp lý của các điều khoản này cũng có tính bắt buộc đối với các bên trong QHLĐ
5. TƯLĐTT tuân thủ hình thức do pháp luật quy định và được Nhà nước đảm bảo thực hiện
Theo quy định tại BLLLĐ năm 2012 thì TƯLĐTT có hình thức văn bản, có thể tiến hành sửa đổi bổ sung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện trên thực tế. Như việc tuyên truyền, giáo dục hay cưỡng chế thực hiện. NLĐ vi phạm TƯLĐTT tại doanh nghiệp mình sẵn sàng có các biện pháp chế tài để trừng phạt. Quy định đó để răn đe, xử lý đối với hành vi sai trái của NLĐ, NSDLĐ và là bài học để các cá nhân trong DN ý thức sửa chữa.
Vì những lý do như đã phân tích ở trên rõ ràng có thể chứng minh cho quan điểm: “TƯLĐTT được coi là Luật của các DN”. Cùng với những vai trò to lớn của mình TƯLĐTT dần đi vào hệ ý thức của NLĐ, giúp NLĐ nhận thức được rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình, bảo vệ được 1 cách tối ưu nhất quyền lợi trực tiếp của họ.
Đỗ Chinh-HILAP
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|