Đã có không ít các bài
báo, phóng sự phản ánh sự thật: phía sau những người khuyết tật bán hàng rong
hoặc ăn xin tại các cửa hàng ăn, chợ hay các khu vực tập trung đông người là một
nhóm đối tượng thuê, ép người khuyết tật làm việc cho mình, buộc họ phải bán
hàng rong, ăn xin để được hưởng những “đồng lương” ít ỏi, kèm theo đó là những
trận đánh, trận đòn, bỏ đói nếu như mỗi ngày không bán được đủ lượng hàng, xin
được đủ số tiền đã được ấn định trước.
Đánh giá về những hành
vi này, dưới góc độ đạo đức thì đây là hành vi trái lương tâm, trái đạo đức làm
người. “Neo bám” vào một người bình thường để sống đã là một việc sai trái, thì
ép buộc, đánh đập, hành hạ người khuyết tật – những người bản thân đã chịu quá
nhiều thua thiệt trong xã hội lại càng khó chấp nhận hơn. Những việc làm nhẫn
tâm này không chỉ gây tác động trực tiếp tới sức khỏe, tới cuộc sống của người
khuyết tật mà còn tạo ra sự vô tâm, vô cảm trong xã hội. Bởi từ việc thấy e ngại
vì không giúp đỡ được những hoàn cảnh éo le đến việc từ chối thẳng thừng vì sợ
rằng lòng tốt của mình đang bị những người xấu lợi dụng không phải là khoảng
cách quá xa.
Dưới góc độ pháp luật. Những
hành vi trên có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng theo quy định
tại khoản 3 điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Nếu hành vi xâm phạm nghiêm trọng
tới sức khỏe, danh dự của người khuyết tật thì người có hành vi vi phạm còn có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội cố ý gây thương tích
(điều 104 BLHS), tội hành hạ người khác (điều 110 BLHS), tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,
cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (điều 151
BLHS). Và trên thực tế, rất nhiều người buộc người khuyết tật mình đang “quản
lý” phải sử dụng ma túy để lệ thuộc vào mình. Trong trường hợp này thì họ có thể
bị truy tố về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
theo quy định tại điều 200 BLHS.
Nhìn nhận dưới góc độ đạo
đức hay dưới góc độ pháp luật, tất cả các cá nhân trong cộng đồng xã hội đều
đánh giá, lên án và phản đối những hành vi vi phạm trên. Tuy nhiên tại sao trên
thực tế, tình trạng này lại vẫn tồn tại, nếu không muốn nói chúng ngày càng nhiều
và phổ biến? Phải chăng là thủ đoạn của những kẻ chăn dắt quá tinh vi, phức tạp
nên các cơ quan chức năng khó nắm bắt, xử lý? Hay do có quá nhiều trường hợp vi
phạm nên các cơ quan chức năng bị quá tải, không thể phát hiện và giải quyết được
triệt để các đối tượng này?
Hai giả thiết trên đều
đúng. Đúng là các hành vi vi phạm tinh vi hơn, khéo léo hơn, che mắt được các
cơ quan, lực lượng chức năng. Và đúng là có quá nhiều các đối tượng có hành vi
vi phạm, xâm phạm, lợi dụng người khuyết tật để trục lợi. Tuy nhiên bên cạnh
đó, chúng ta cũng phải đặt ra câu hỏi: nếu như những hành vi vi phạm quá tinh
vi để phát hiện thì tại sao trong thời gian vừa rồi, các cơ quan báo chí lại
phát hiện được nhiều trường hợp vi phạm đến thế? Và trong những vụ việc báo chí
phát hiện, có bao nhiêu đối tượng bị xử lý? Thực tế có rất nhiều trường hợp vi
phạm, vậy hàng năm có bao nhiêu trường hợp bị xử lý để giáo dục, răn đe những
người đã, đang vi phạm khác.
Cần phải nhìn nhận: về
mặt luật pháp, nhận thấy nhà nước đã có tương đối đầy đủ các quy định để áp dụng,
xử lý - về xác định hành vi vi phạm, xác định phương thức, mức độ xử lý đối với
mỗi hành vi, phân định thẩm quyền rõ ràng. Tuy nhiên thực tiễn thực thi, áp dụng
pháp luật vẫn không cao. Bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chưa thực sự
quan tâm, sát sao, thực hiện triệt để pháp luật. Do vậy pháp luật, dù có được
quy định ra chặt chẽ tới đâu cũng không phát huy được hết các vai trò, tính
năng của nó. Đồng thời, xã hội cũng chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này. Xã hội
lên án, phê phán các hành vi trên nhưng lại chưa có việc làm thiết thực. Nếu
như mỗi cá nhân có trách nhiệm hơn thông qua những hành vi nhỏ nhưng có giá trị
lớn như hỗ trợ cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm, chung
tay góp sức, ủng hộ các tổ chức, các quỹ từ thiện để hỗ trợ đào tạo nghề cho
người khuyết tật, xây nhà giúp họ có nơi sống, nơi ở ổn định.
Nhận thức, đánh giá một
hành vi tốt hay không là điều không khó. Nhưng làm thế nào để khuyến khích hay
chấm dứt hành động nó lại cần sự đồng lòng không nhỏ giữa các cá nhân, tổ chức
trong xã hội
Kim Ngân-Công ty Luật
TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|