Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam
|
|
(Số lần đọc 788)
(VBF) - Sáng 19/9, tại Trụ sở Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội - dẫn đầu đã tới thăm, làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Cùng tham gia đoàn công tác có đồng chí Uông Chu Lưu - Ủy viên Trung
ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Hà Hùng Cương - Ủy viên Trung
ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Đồng chí Lê Thị Thu Ba - Ủy viên Trung
ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp
Trung ương; đồng chí Nguyễn Doãn Khánh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó
trưởng Ban Nội chính Trung ương, và đại diện lãnh đạo một số ban, ngành ở
Trung ương. Tham dự buổi làm việc, về phía Liên đoàn Luật
sư Việt Nam có Luật sư Lê Thúc Anh - Ủy viên Ban Chỉ đạo cải cách tư
pháp Trung ương, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LĐLSVN; Luật sư Nguyễn Văn
Thảo - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLSVN; Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh - Phó Chủ
tịch kiêm Tổng Thư ký LĐLSVN; cùng các luật sư Ủy viên Ban Thường vụ
LĐLSVN, đại diện lãnh đạo các Ủy ban, đơn vị trực thuộc LĐLSVN.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, kể từ khi thành lập Liên đoàn
Luật sư Việt Nam (2009) đến nay, cùng với công tác tổ chức, công tác xây
dựng và phát triển đội ngũ luật sư đã có sự phát triển vượt bậc.
Tại thời điểm Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập (tháng
5/2009), cả nước có hơn 5.300 luật sư; đến tháng 9/2014, số lượng luật
sư là 8.879 người (tăng gần 40%). Để phát triển số lượng luật sư đủ đáp
ứng nhu cầu của xã hội theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính
trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chiến lược phát triển
luật sư đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, Liên đoàn Luật sư đã
tiến hành tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai
trò của luật sư trong xã hội, tổ chức các cuộc giao lưu hướng nghiệp cho
sinh viên luật các trường đại học ở cả ba miền; đã đề nghị các địa
phương có chính sách thu hút luật sư, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng
xa. Bên cạnh đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng luôn quan
tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho
đội ngũ luật sư, cùng với việc học tập quán triệt đường lối chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kết hợp với việc tiếp tục
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp
luật sư với nhiều hình thức phong phú như tổ chức Đêm hội luật sư nhớ
Bác, tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam (10/10).... Liên
đoàn Luật sư Việt Nam đã xây dựng Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam, phối hợp với các Đoàn luật sư triển khai việc
học tập, phổ biến Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư đến tất
cả các luật sư trong cả nước Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
hành nghề luật sư, trong các lĩnh vực chuyên sâu đã được Liên đoàn quan
tâm. Trong nhiệm kỳ, Liên đoàn đã tổ chức được 66 lớp bồi dưỡng luật sư
với hơn 4600 lượt luật sư tham dự. Nội dung được tập trung vào kỹ năng
tranh tụng của luật sư trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao
động, hành chính; kỹ năng tư vấn pháp luật về kinh tế thương mại, sở hữu
trí tuệ…Liên đoàn đã xây dựng Đề án thành lập Trường đào tạo luật sư
của Liên đoàn, hiện đang tiến hành các thủ tục để đến năm 2016 Trường có
thể đi vào hoạt động. Trong nhiệm kỳ, Liên đoàn luật sư nhận
được 141 đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của luật sư và đã được
giải quyết kịp thời, có hiệu quả. Phần lớn các đơn này phản ánh và đề
nghị Liên đoàn can thiệp, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của luật sư bị
cản trở từ phía cơ quan tiến hành tố tụng như bị cán bộ điều tra, trại
giam ngăn cản trái pháp luật việc luật sư gặp bị can, bị cáo; từ chối
cấp Giấy Chứng nhận người bào chữa vì những lý do không đúng luật. Đặc
biệt trong hoạt động hành nghề của mình, một số luật sư còn bị hành
hung, bị tạt a xít gây thương tích nặng, Liên đoàn luật sư đã gửi văn
bản đề nghị Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên
quan chỉ đạo giải quyết vụ việc một cách kiên quyết, khách quan để bảo
vệ tính mạng, sức khoẻ và những quyền, lợi ích hợp pháp khác của luật sư
cũng như sự an toàn của các luật sư trong khi hành nghề....
Để hỗ trợ cho các luật sư hành nghề, Liên đoàn Luật sư Việt Nam
đã tích cực tham gia xây dựng pháp luật liên quan đến hành nghề của
luật sư đồng thời phối hợp với Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân
và Cơ quan Công an đề xuất các kiến nghị về chính sách, pháp luật nhằm
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề của luật sư,
đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Liên đoàn đã ký Quy chế phối
hợp công tác số 01 ngày 07/6/2011 với Viện KSNDTC; phối hợp với Bộ Công
an trong việc xây dựng Thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 và đặc
biệt, gần đây đã đề nghị Bộ Công an điều chỉnh, sửa đổi Điều 38 Thông tư
số 28/2014/TT-BCA ngày 7/7/2014 để tạo sự bình đẳng, bảo đảm quyền bào
chữa trong giai đoạn điều tra. Liên đoàn, các Đoàn luật sư
trong nhiệm kỳ qua đã tập trung và nỗ lực trong công tác bảo vệ và hỗ
trợ quyền hành nghề hợp pháp của luật sư, đã đạt được những kết quả đáng
kể, bước đầu tạo được sự tin tưởng của đội ngũ luật sư, tạo được mối
quan hệ tốt đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng
và bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của luật sư. Tuy nhiên những kết quả
nêu trên còn hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng chính đáng
của các luật sư; hiện tượng vi phạm quyền hành nghề hợp pháp của luật sư
vẫn còn là vấn đề bức xúc trong giới luật sư. Trong 5
năm, Liên đoàn nhận được 363 đơn thư có nội dung khiếu nại, tố cáo liên
quan đến luật sư. Trong đó có 42 trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết
của Liên đoàn, 109 trường hợp Liên đoàn gửi văn bản hướng dẫn đương sự
đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 202 trường hợp chuyển về Đoàn luật
sư. Phần lớn các đơn thư có nội dung khiếu nại, tố cáo luật sư vi phạm
đạo đức, ứng xử nghề nghiệp hoặc tranh chấp giữa luật sư với tổ chức
hành nghề, giữa luật sư với khách hàng mà trong đó có yêu cầu xem xét tư
cách đạo đức của các luật sư. Liên đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các
Đoàn luật sư có liên quan để giải quyết các đơn, thư này. Tuy nhiên, ở
một số Đoàn luật sư, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm chễ, gây
bức xúc cho người khiếu nại, ảnh hưởng đến uy tín của luật sư. Theo báo cáo của các Đoàn luật sư, từ
tháng 5/2009 đến nay số lượng vụ việc luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý khác cho các cá nhân,
tổ chức là: 67.414 vụ án hình sự (trong đó có 30.902 vụ án hình sự được
mời, 36.512 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng);
54.005 vụ án dân sự; 5.460 vụ án kính tế; 4.423 vụ án hành chính; 724 vụ
án lao động; 248.129 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; 6.612 đại diện
ngoài tố tụng; 72.809 dịch vụ pháp lý khác; 31.271 vụ việc trợ giúp pháp
lý miễn phí... Trong những năm gần đây đội ngũ luật sư đã
đảm nhận 100% việc bào chữa trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố
tụng yêu cầu. Chất lượng bào chữa của các luật sư trong các vụ án nêu
trên cũng ngày càng được nâng cao. Đáng chú ý, trong thời
gian này, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nhận được 141 đơn yêu cầu bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của luật sư về việc bị cản trở từ phía cơ quan tiến
hành tố tụng như: Bị cán bộ điều tra, trại giam ngăn cản trái pháp luật
việc gặp bị can, bị cáo; từ chối cấp Giấy Chứng nhận người bào chữa vì
những lý do không đúng luật. Đặc biệt trong quá trình hành nghề của
mình, một số luật sư còn bị hành hung, tạt a xít gây thương tích nặng…
Thời gian qua, Liên đoàn và giới luật sư Việt Nam luôn tích
cực tham gia vào hoạt động xây dựng, phổ biến và tuyên truyền pháp luật
cũng như các nhiệm vụ chung của đất nước. Đặc biệt, Liên đoàn đã 04 lần
ra tuyên bố phản đối phía Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam. Liên đoàn đã có văn bản trình Bộ Chính trị, Ban Bí
thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước các giải pháp pháp lý để
bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông...
Tại buổi làm việc, nhiều thành viên của Liên đoàn Luật sư
Việt Nam phát biểu phản ánh thực trạng của hoạt động tư pháp cũng như
những khó khăn mà Liên đoàn Luật sư Việt Nam, giới luật sư hiện nay vẫn
đang gặp phải và đưa ra các kiến nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện
mô hình tố tụng hình sự, trong đó đảm bảo sự bình đẳng giữa luật sư với
kiểm sát viên; bỏ quy định về việc cấp Giấy chứng nhận bào chữa; mở
rộng phạm vi các vụ án hình sự bắt buộc có luật sư tham gia bào chữa tại
các phiên tòa. Đồng thời, kiến nghị Quốc hội sớm thông qua Bộ luật Tố
tụng hình sự và các văn bản pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền bào
chữa trong tố tụng hình sự; nâng cao địa vị pháp lý của luật sư trong
các quan hệ tố tụng. Các ý kiến phát biểu của Phó Chủ tịch
Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách
tư pháp Trung ương Lê Thị Thu Ba, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương
Nguyễn Doãn Khánh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cương đều đánh giá báo
cáo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thể hiện rõ ràng, phản ánh khá đầy
đủ các mặt hoạt động của Liên đoàn, giới luật sư Việt Nam trong thời
gian qua. Đồng thời, các đại biểu cho rằng Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã
tập hợp và đại diện cho quyền và lợi ích của đội ngũ luật sư cả nước;
khẳng định vai trò đội ngũ luật sư trong nhiều hoạt động như xây dựng
pháp luật, hợp tác quốc tế, trợ giúp pháp lý... Đặc biệt, ý kiến của các
đại biểu đều thể hiện sự đồng tình cao và tán thành với những kiến
nghị, đề xuất mà Liên đoàn Luật sư nêu ra, nhất là việc các cơ quan cần
nghiên cứu, tạo điều kiện cho luật sư tham gia ngay từ đầu quá trình
giải quyết vụ án; thể chế hóa quyền xác minh, điều tra, cung cấp chứng
cứ của luật sư; tránh hành vi cản trở việc gặp gỡ giữa luật sư với bị
can theo quy định của pháp luật; hỗ trợ để Liên đoàn, các Đoàn luật sư
về cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động Phát biểu tại buổi
làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao sự nỗ lực và
những kết quả mà Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đạt được trong 5 năm qua.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi là
cơ sở quan trọng đưa đất nước ta tiếp tục đi lên theo con đường xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp quyền, trong đó có trách nhiệm đảm bảo
nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; bình đẳng trong tố tụng. “Với vai trò “ngôi nhà chung” của
giới luật sư cả nước, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tạo ra sức mạnh, đảm
bảo cho nghề luật sư phát triển để bảo vệ chế độ, bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người cũng như quyền chính trị, quyền kinh tế, dân sự, văn
hóa, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nghề luật sư có vai
trò quan trọng, là một định chế không thể thiếu trong tiến trình tố
tụng. Xét xử công khai phải bảo đảm nguyên tắc tranh tụng” - Chủ tịch
Quốc hội khẳng định. Bên cạnh đó, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng,
những đề xuất kiến nghị của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là có cơ sở, cần
sớm được quan tâm giải quyết để tạo điều kiện cho Liên đoàn, các Đoàn
luật sư hoạt động và hành nghề luật sư phải được đảm bảo đúng pháp luật.
"Làm sao để Liên đoàn Luật sư, các Đoàn luật sư là địa chỉ tin cậy tìm
đến của người dân" - Chủ tịch Quốc hội nói. Kết thúc bài
phát biểu, Chủ tịch Quốc hội mong muốn Liên đoàn Luật sư Việt Nam chuẩn
bị để tổ chức thành công Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ II
với tinh thần đổi mới, đảm bảo cương lĩnh phát triển của Liên đoàn, đồng
thời tiếp tục nâng cao vai trò, địa vị pháp lý của luật sư, tăng cường
sức mạnh của nghề luật sư, giới luật sư. Bảo Hương
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|