(VBF) - Ngày 26/11/2014, tại Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN) đã tổ chức Hội thảo “Quyền im lặng trong tố tụng hình sự (TTHS) và các quy định về bào chữa trong dự thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi)”.
Tham dự Hội thảo có Luật sư Lê Thúc Anh – Bí thư Đảng đoàn, Chủ
tịch LĐLSVN; Ths. Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Phó Chủ tịch
LĐLSVN; TS. Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư
ký LĐLSVN; PGS.TS Trần Văn Độ – Phó Chánh án TANDTC, Chánh án
Toà án Quân sự TW; Đại tá. TS Lê Văn Thư - Phó Cục trưởng Cục
Pháp chế và cải cách tư pháp, hành chính – Bộ Công an, và đông
đảo các luật sư để "giải mã" việc có hay không nên quy định vấn đề
“quyền im lặng” trong dự thảo Bộ luật này, cũng như hoàn thiện các quy
định trong chương “bào chữa”.
TS. Luật sư Phan Trung Hoài – Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ quyền lợi luật
sư LĐLSVN cho biết, ban soạn thảo dự án Bộ luật Tố tụng hình sự
(sửa đổi) đã tiếp thu ý kiến của LĐLSVN và xây dựng một chương riêng về
“bào chữa”. Tuy nhiên, Liên đoàn cho rằng, dự thảo Chương “bào chữa”
chưa đáp ứng và giải được những vướng mắc từ thực trạng pháp luật thực
định và thực tiễn hành nghề của các luật sư khi tham gia bào chữa trong
các vụ án hình sự, đặc biệt là vấn đề “quyền im lặng” trong tố tụng
hình sự.Theo các chuyên gia pháp lý tham dự
Hội thảo, pháp luật Việt Nam chưa từng chính thức có quy định về “quyền
im lặng” nhưng pháp luật tố tụng hình sự cũng đã có những quy định
gián tiếp thể hiện một số nội dung của quyền này. Tuy nhiên, các quy
định của pháp luật tố tụng hình sự về các quyền của người bị buộc
tội, người bào chữa không làm phát sinh nghĩa vụ tương ứng của cơ quan,
người tiến hành tố tụng, việc vi phạm các quyền đó không làm phát sinh
hậu quả pháp lý nào.
Vì thế, nhiều trường hợp, người tiến hành tố tụng vẫn có những biện pháp
gây khó khăn cho người bị buộc tội trong việc thực hiện các quyền được
quy định, trong đó có quyền không khai báo nếu không tự nguyện. Thậm chí
dẫn đến bức cung, dùng nhục hình và dẫn đến oan sai trong hoạt động
tố tụng hình sự. Còn khi ra tòa xét xử, những trường hợp bị can, bị
cáo không trả lời các câu hỏi của người tiến hành tố tụng thường bị coi
là “không ăn năn, hối cải” và phải nhận những mức hình phạt nghiêm khắc
hơn.
Như vậy, “quyền im lặng” đã được thừa nhận trong thực tế song do chưa có
cơ sở pháp lý rõ ràng và cơ chế đảm bảo thực thi nên gần như quyền này
không được thừa nhận đúng vị trí, vai trò và phần nào làm hạn chế quyền
bào chữa của luật sư và quyền được có người bào chữa của bị can, bị
cáo, người tạm giữ. Do đó, dự án sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự
đã đề cập đến “quyền im lặng” trong mối quan hệ chặt chẽ của quyền này
và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa như một trong những giải pháp quan
trọng để góp phần hạn chế oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự.
Trong một ngày làm việc, các đại biểu tham dự Hội thảo đã
nghe tham luận của PGS.TS Trần Văn Độ – Phó Chánh án TANDTC,
Chánh án Toà án Quân sự TW; Ths. Luật sư Trương Trọng Nghĩa –
Phó Chủ tịch LĐLSVN; Đại tá. TS Lê Văn Thư - Phó Cục trưởng Cục
Pháp chế và cải cách tư pháp, hành chính – Bộ Công an; Bản
góp ý về Dự thảo Chương VII “bào chữa” trong Bộ luật Tố tụng
hình sự (sửa đổi) của TS. Luật sư Phan Trung Hoài – Chủ nhiệm
Uỷ ban Bảo vệ quyền lợi luật sư LĐLSVN, và sôi nổi thảo luận
về những vấn đề liên quan.
Từ những vướng mắc trong hoạt động nghề nghiệp được các luật sư “liệt
kê” để minh chứng cho việc “có quy định pháp luật về quyền bào chữa song
chưa được thực hiện nghiêm đã hạn chế rất nhiều quyền bào chữa của
luật sư và quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can,
bị cáo”. Ngoài ra, theo các đại biểu, xem xét cơ chế bảo đảm thực thi
quyền im lặng trong tố tụng hình sự, từ trước đến nay, quyền bào
chữa của luật sư chỉ là quyền phái sinh từ quyền của người bị tạm giữ,
tạm giam, bị can, bị cáo và phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của cơ
quan tiến hành tố tụng, nhất là trong việc điều tra, thu thập chứng cứ
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ. Đó là hậu quả của việc
vai trò người bào chữa, luật sư chỉ được xếp ở vị trí “bổ trợ tư
pháp”, luật sư chỉ là “người tham gia tố tụng” nên không có vị trí bình
đẳng với những người tiến hành tố tụng khác như điều tra viên, kiểm sát
viên.
Vì vậy, để thực hiện quyền bào chữa, ý kiến của LĐLSVN nhấn mạnh,
luật sư cần có vị thế bình đẳng với những người tiến hành tố tụng là
điều tra viên, kiểm sát viên… vì “khi nào luật sư thoát khỏi “chiếc
áo” “bổ trợ tư pháp” thì nguyên tắc tranh tụng trong xét xử mới có thể
được thực hiện triệt để” như nhận định của TS. LS Phan Trung Hoài – Chủ
nhiệm Ủy ban bảo vệ quyền lợi luật sư.
Ngoài ra, trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành và
thực tế, quyền gặp, trao đổi, hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị
cáo đang bị tạm giam luôn bị xâm hại nghiêm trọng, đặc biệt là trong
giai đoạn điều tra. Do vậy, các đại biểu cho rằng, bổ sung quyền này
vào dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) là việc làm cần
thiết, nhằm thực hiện đầy đủ quyền bào chữa của luật sư ngay từ đầu
của giai đoạn tố tụng và cũng là một trong những cơ chế để bảo đảm cho
người bị bắt, người tạm giam, tạm giữ thực hiện được “quyền im lặng” chờ
luật sư./.
H.Giang- Bảo Hương
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|