Khá nhiều ý kiến tranh cãi về quy định họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái...
Vào sáng ngày 12/5, trong phiên họp của
Ủy ban Thường vụ Quốc
hội Bộ trường Bộ
Tư pháp Hà Hùng Cường đã báo cáo kết quả lấy
ý kiến nhân dân về việc góp ý dự
thảo Bộ Luật dân sự
(sửa đổi). Trong đó đáng chú ý là ý
kiến đề xuất họ,
tên và chữ đệm của công dân Việt
Nam không được vượt quá 25 chữ cái.
Theo đó, dự thảo quy định về quyền đối với họ, tên và chữ đệm
như sau: “Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường
trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam;
không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm
của một người không được vượt quá 25 chữ cái”.
Lập luận đề nghị sửa đổi cho rằng việc đặt họ, tên và chữ đệm
tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần đề ra những quy
định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này.
Thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt
Nam thời gian qua cho thấy, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp
không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, như quá dài, không
thuần Việt, mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ
chối...
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển khẳng
định điều này là hợp lý vì thực tế có trường hợp đặt tên quá dài, có tên 30 đến
40 chữ cái, ảnh hưởng đến việc thể hiện trên hồ sơ, đưa vào danh mục và giao
dịch.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị
Mai đề nghị ban soạn thảo cần cân nhắc thêm về quy định trên bởi trong Hiến
pháp 2013 không có quy định nào khống chế nội dung này.
Theo Chủ nhiệm, không nên khống chế số chữ cái mà chỉ nên
khuyến khích người dân đặt họ, tên và chữ đệm không quá dài vì điều này sẽ gây
những phiền hà, rắc rối trong thực tế.
Trao đổi với báo Người đưa tin, Luật sư Nguyễn Hồng
Thái, Giám đốc công ty luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái, Đoàn luật sư thành
phố Hà Nội cho rằng vẫn cần công nhận và giữ nguyên các tên đã đặt từ thời gian
trước đây và cân nhắc xem quy định đề xuất họ, tên và chữ đệm của công dân Việt
Nam không được vượt quá 25 chữ cái có quá cứng nhắc hay không vì "động
chạm" đến quyền nhân thân trong Hiến pháp.
Đồng quan điểm Luật sư Lê Luân, Đoàn Luật sư Hà Nội khẳng
định: "Việc đặt tên bằng cách quy định không cho quá 25 chữ cái rõ ràng là
chưa thỏa đáng và có xu hướng vi hiến, trái luật".
Luật sư Lê Luân phân tích, hiến pháp quy định mọi người
đều có quyền về họ,
tên trong đó bao gồm cả việc
đặt tên, thay tên, đổi họ. Bộ
luật Dân sự 2005 cũng đã có quy định này để đảm bảo
quyền nhân thân của một con người
và ở đó không bị hạn chế
về kiểu tên, số lượng chữ,
từ trong thành phần kết cấu
nên tên và chỉ cần tên miễn là phát âm được bằng tiếng
Việt là được.
Việc đặt tên kèm theo tiếng nước ngoài không ảnh hưởng đến
thuấn phong mỹ tục hay bất kỳ người nào khác. Vì thuần phong mỹ tục chỉ đặt ra
khi nó xâm hại hoặc đạo đức, hoặc hình ảnh quê hương, dân tộc.
"Ngay cả vợ, con của người có quốc tịch nước ngoài thì
đương nhiên sẽ có tên nửa tây, nửa ta. Nhưng nước ngoài họ vẫn để cho tự do về
việc này. Hoặc giống như những vùng dân tộc, tên rất khó đọc và khác tiếng
Việt, nhưng vẫn phải tôn trọng vì đó là quyền và nó lại phù hợp với mỗi vùng
miền, văn hóa và nguồn gốc của họ", Luật sư Luân cho biết thêm.
Hiện vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi
xung quanh đề xuất này.
Việt Hương
http://www.nguoiduatin.vn/?act=ViewPreview&id=188443&check_sum=MTQzMTQyOTMyMzEyMzQ1
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|