Hầu hết các công ty ở các nước phát triển luôn đề cao quy trình soạn thảo và ký kết hợp đồng, hợp đồng thương mại của họ rất chi tiết, chặt chẽ và dự liệu cả những tình huống hiếm khi xảy ra. Ví dụ: ông Bill Gate, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Tập đoàn Microsoft đã đặt câu hỏi: “Theo các bạn đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay ? ” Một ứng viên tiêu biểu đã trả lời: “Đó chính là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi ngờ tính nghiêm túc trong câu trả lời của ứng viên này, nhưng Bill Gate không nghĩ vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm tối đa và nhận anh ta vào làm việc.
Trong
khi đa số các Công ty của Việt Nam hiện nay chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này,
vẫn sử dụng những mẫu hợp đồng khuôn sáo, đơn điệu – “năm câu ba điều”, khó hiểu
và thậm chí lạc hậu so với pháp luật hiện hành. Hậu quả là khi thực hiện hợp đồng
rất khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp và thường bị thua khi kiện tụng. Tình trạng
này do nhiều nguyên nhân: văn hóa kinh doanh trọng tín hơn trọng lý, quy mô
kinh doanh còn nhỏ, chưa có bài học đau xót trong giao thương quốc tế nên chưa
sợ…đặc biệt là còn thiếu hiểu biết pháp luật và kỹ năng soạn thảo hợp đồng
thương mại. Đó cũng chính là lý do tác giả viết bài này.
1. Những điểm chung cần quan tâm khi soạn thảo hợp đồng thương mại
a)
Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán:
Soạn
dự thảo hợp đồng (bước 1), đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo (bước 2), hoàn thiện
– ký kết hợp đồng (bước 3) là một quy trình cần thiết. Soạn dự thảo hợp đồng
giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những
gì đối tác muốn trước khi đàm phán. Nó giống như một bản kế hoạch cho việc đàm
phán, khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp
đồng. Nếu bỏ qua bước 1 chỉ đàm phán sau đó mới soạn thảo hợp đồng thì giống
như vừa xây nhà vừa vẽ thiết kế, nên thường dẫn đến thiếu sót, sơ hở trong hợp
đồng, đặc biệt đối với những thương vụ lớn.
Trên
thị trường hiện nay có rất nhiều sách viết về hợp đồng và thường kèm theo nhiều
mẫu hợp đồng các loại. Ví dụ: cuốn Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu
tư, do TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên). Doanh nghiệp nên dựa vào các mẫu hợp đồng
đó để xem như là những gợi ý cho việc soạn dự thảo hợp đồng. Tuy nhiên hợp đồng
được ký kết trên nguyên tắc tự do và bình đẳng, do đó nội dung của mỗi hợp đồng
cụ thể luôn có sự khác nhau. Bởi nó phụ thuộc vào ý chí của các bên và đòi hỏi
thực tiễn của việc mua bán mỗi loại hàng hoá, dịch vụ là khác nhau, trong các
điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. Đăc biệt phải xác định (dự liệu) những
rủi ro kinh doanh nào có thể hiện diện trong các giao dịch của doanh nghiệp và
loại bỏ hay giảm thiểu những rủi ro đó bằng việc sử dụng các điều khoản hợp đồng;
điều này các hợp đồng mẫu thường ít khi đề cập. Ví dụ: khi mua hàng hóa, phải dự
liệu đến cả những tình huống hiếm khi xảy ra: hàng giả, hàng nhái; gặp bão, lụt
trong quá trình vận chuyển, giao hàng; khi tranh chấp kiện tụng thì tiền phí luật
sư bên nào chịu; những thiệt hại gián tiếp bên vi phạm có phải chịu không…? Do
vậy không thể có một mẫu hợp đồng nào là chuẩn mực, nó thường thừa hoặc thiếu đối
với một thương vụ cụ thể. Doanh nghiệp cần phải sửa cho phù hợp theo ý muốn của
hai bên, đừng lạm dụng mẫu – chỉ điền một vài thông số và hoàn tất bản dự thảo
hợp đồng.
b)
Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên:
Doanh
nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có quyền tham gia ký kết hợp đồng thương mại,
nhưng để xác định được quyền hợp pháp đó và tư cách chủ thể của các bên thì tối
thiểu phải có các thông tin sau:
-
Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và
người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định
thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của
doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước
khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.
-
Đối với cá nhân: Tên,
số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng
minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký
kết.
c) Tên gọi hợp đồng:
Tên
gọi hợp đồng thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng
hóa, dịch vụ. Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của hàng hoá là xi
măng, ta có Hợp đồng mua bán + xi măng hoặc Hợp đồng dịch vụ + khuyến mại. Hiện
nhiều doanh nghiệp vẫn còn thói quen sử dụng tên gọi “HỢP ĐỒNG KINH TẾ” theo
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) nhưng nay Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết
hiệu lực, nên việc đặt tên này không còn phù hợp. Bộ luật dân sự năm 2005 đã
dành riêng Chương 18 để quy định về 12 loại hợp đồng thông dụng, Luật Dân sự
2015 sắp có hiệu lực cũng quy định về 13 loại hợp đồng dân sự, Luật thương mại
năm 2005 cũng quy định về một số loại hợp đồng, nên chúng ta cần kết hợp hai bộ
luật này để đặt tên hợp đồng trong thương mại cho phù hợp.
d)
Căn cứ ký kết hợp đồng:
Phần
này các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và
thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền,
nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn
một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó
là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng
mua bán hàng hoá với một doanh nghiệp nước ngoài mà có thoả thuận là: Căn cứ
vào Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện
hợp đồng thì hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình
thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có). Do đó cũng phải hết sức
lưu ý khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng
khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.
e)
Hiệu lực hợp đồng:
Nguyên
tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký
vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực vào thời điểm khác; Ngoại
trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo
quy định của pháp luật, như: hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án
bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Các bên phải hết sức lưu ý điều
này bởi vì hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc
các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Liên
quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thương mại thì vấn đề người đại diện ký
kết (người ký tên vào bản hợp đồng) cũng phải hết sức lưu ý, người đó phải có
thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền. Thông thường đối với
doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải
có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó. Về thẩm quyền ký kết hợp
đồng thương mại nếu nghiên cứu sâu rộng thì cũng còn rất nhiều vấn đề phải bàn,
bạn đọc có thể tham khảo thêm cuốn Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu
tư, do TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên).
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|