Lưu ý khi soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương mại
Thông
thường để một văn bản hợp đồng được rõ ràng, dễ hiểu thì người ta chia các vấn
đề ra thành các điều khoản hay các mục, theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Trong phần
này, tác giả đưa ra những lưu ý, kỹ năng khi soạn thảo một số vấn đề (điều khoản)
quan trọng thường gặp trong hợp đồng thương mại.
a)
Điều khoản định nghĩa:
Điều
khoản định nghĩa được sử dụng với mục đích định nghĩa (giải thích) các từ, cụm
từ được sử dụng nhiều lần hoặc cần có cách hiểu thống nhất giữa các bên hoặc
các ký hiệu viết tắt. Điều này thường không cần thiết với những hợp đồng mua
bán hàng hóa, dịch vụ thông thường phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Nhưng nó rất quan trọng đối với hợp đồng thương mại quốc tế, hợp đồng chuyển
giao công nghệ, hợp đồng tư vấn giám sát xây dựng; bởi trong các hợp đồng này
có nhiều từ, cụm từ có thể hiểu nhiều cách hoặc từ, cụm từ chuyên môn chỉ những
người có hiểu biết trong lĩnh vực đó mới hiểu. Ví dụ: “pháp luật”, “hạng mục
công trình”, “quy chuẩn xây dựng”. Do vậy để việc thực hiện hợp đồng được dễ
dàng, hạn chế phát sinh tranh chấp các bên phải làm rõ (định nghĩa) ngay từ khi
ký kết hợp đồng chứ không phải đợi đến khi thực hiện rồi mới cùng nhau bàn bạc,
thống nhất cách hiểu. Mặt khác khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra thì điều khỏan
này giúp cho những người xét xử hiểu rõ những nội dung các bên đã thỏa thuận và
ra phán quyết chính xác.
b)
Điều khoản công việc:
Trong
hợp đồng dịch vụ thì điều khoản công việc (dịch vụ) mà bên làm dịch vụ phải thực
hiện là không thể thiếu. Những công việc này không những cần xác định một cách
rõ ràng, mà còn phải xác định rõ: cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi thực hiện
dịch vụ. Ví dụ: trong Hợp đồng tư vấn và quản lý dự án, không những cần xác định
rõ công việc tư vấn, mà còn phải xác định rõ: cách thức tư vấn bằng văn bản, tư
vấn theo quy chuẩn xây dựng của Việt Nam, người trực tiếp tư vấn phải có chứng
chỉ tư vấn thiết kế xây dựng, số năm kinh nghiệm tối thiểu là 5 năm, đã từng
tham gia tư vấn cho dự án có quy mô tương ứng. Có như vậy thì chất lượng của dịch
vụ, kết quả của việc thực hiện dịch vụ mới đáp ứng được mong muốn của bên thuê
dịch vụ. Nếu không làm được điều này bên thuê dịch vụ thường thua thiệt và
tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng là khó tránh khỏi.
c)
Điều khoản tên hàng:
Tên
hàng là nội dung không thể thiếu được trong tất cả các hợp đồng mua bán hàng
hóa. Để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh,
tên hàng cần được xác định một cách rõ ràng. Hàng hoá thường có tên chung và
tên riêng. Ví dụ: hàng hoá – gạo (tên chung), gạo tẻ, gạo nếp (tên riêng). Nên
khi xác định tên hàng phải là tên riêng, đặc biệt với các hàng hoá là sản phẩm
máy móc thiết bị. Tuỳ từng loại hàng hoá mà các bên có thể lựa chọn một hoặc
nhiều cách xác định tên hàng sau đây cho phù hợp: Tên + xuất xứ; tên + nhà sản
xuất; tên + phụ lục hoặc Catalogue; tên thương mại; tên khoa học; tên kèm theo
công dụng và đặc điểm; tên theo nhãn hàng hoá hoặc bao bì đóng gói.
Lưu
ý: Không phải tất
cả các loại hàng hoá đều được phép mua bán trong thương mại mà chỉ có những loại
hàng hoá không bị cấm kinh doanh mới được phép mua bán. Ngoài ra đối với những
hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ
được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hoá đáp ứng đầy đủ các điều
kiện theo quy định của pháp luật. Vấn đề này hiện nay được quy định tại một số
văn bản sau: Luật thương mại 2005 tại các điều: Điều 25, Điều 26, Điều 32, Điều
33; Nghị định số: 59/2006/NĐ-CP về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định số: 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán,
gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và Thông tư số: 04/2014/TT-BCT .
d)
Điều khoản chất lượng hàng hoá:
Chất
lượng hàng hoá kết hợp cùng với tên hàng sẽ giúp các bên xác định được hàng hoá
một cách rõ ràng, chi tiết. Trên thực tế, nếu điều khoản này không rõ ràng thì
rất khó thực hiện hợp đồng và rất dễ phát sinh tranh chấp. Dưới góc độ pháp lý
“Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu
trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.” (Khoản 5 Điều 3, Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hoá).
Nói
chung chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật
và những đặc trưng của chúng. Muốn xác định được chất lượng hàng hoá thì tuỳ
theo từng loại hàng hoá cụ thể để xác định, dựa vào các chỉ tiêu về cơ lý, các
chỉ tiêu về hoá học hoặc các đặc tính khác của hàng hoá đó.
Nếu
các bên thoả thuận chất lượng hàng hoá theo một tiêu chuẩn chung của một quốc
gia hay quốc tế thì có thể chỉ dẫn tới tiêu chuẩn đó mà không cần phải diễn giải
cụ thể. Ví dụ: các bên thoả thuận: “chất lượng da giầy theo tiêu chuẩn Việt Nam theo Quyết
định số: 15/QĐ- BCN, ngày 26/05/2006 về việc ban hành tiêu chuẩn ngành Da – Giầy”.
Văn bản này có thể đưa vào mục tài liệu kèm theo của hợp đồng.
e)
Điều khoản số lượng (trọng lượng):
Điều
khoản này thể hiện mặt lượng của hàng hoá trong hợp đồng, nội dung cần làm rõ
là: đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số lượng. Ví dụ: Trong
hợp đồng mua bán đá xây dựng để xác định số lượng các bên có thể lựa chọn một
trong các cách sau: theo trọng lượng tịnh (kilôgam, tạ, tấn), theo mét khối,
theo toa xe, toa tàu, hay theo khoang thuyền.
Đối
với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì cần phải quy định cụ thể cách xác định
số lượng và đơn vị đo lường bởi hệ thống đo lường của các nước là có sự khác biệt.
Đối với những hàng hoá có số lượng lớn hoặc do đặc trưng của hàng hoá có thể tự
thay đổi tăng, giảm số lượng theo thời tiết thì cũng cần quy định một độ dung
sai (tỷ lệ sai lệch) trong tổng số lượng cho phù hợp.
f)
Điều khoản giá cả:
Các
bên khi thoả thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị
và đồng tiền thanh toán. Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra
cách xác định giá (giá di động). Giá cố định thường áp dụng với hợp đồng mua
bán loại hàng hoá có tính ổn định cao về giá và thời hạn giao hàng ngắn. Giá di
động thường được áp dụng với những hợp đồng mua bán loại hàng giá nhạy cảm (dễ
biến động) và được thực hiện trong thời gian dài. Trong trường hợp này người ta
thường quy định giá sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường hoặc theo sự thay đổi
của các yếu tố tác động đến giá sản phẩm.
Ví
dụ:
Trong hợp đồng mua bán sắt xây dựng (sắt cây phi 16), hai bên đã xác định giá
là: 200.000 đồng/cây nhưng loại thép cây này được sản xuất từ nguyên liệu thép
nhập khẩu và giá thép nhập khẩu bên bán không làm chủ được nên đã bảo lưu điều
khoản này là: “Bên bán có quyền điều chỉnh giá tăng theo tỷ lệ % tăng tương ứng
của giá thép nguyên liệu nhập khẩu.”
g)
Điều khoản thanh toán:
Phương
thức thanh toán là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ giao, nhận tiền khi
mua bán hàng hoá. Căn cứ vào đặc điểm riêng của hợp đồng, mối quan hệ, các điều
kiện khác mà các bên có thể lựa chọn một trong ba phương thức thanh toán sau
đây cho phù hợp:
Phương
thức thanh toán trực tiếp: khi thực hiện phương thức này các bên trực tiếp
thanh toán với nhau, có thể dùng tiền mặt, séc hoặc hối phiếu. Các bên có thể
trực tiếp giao nhận hoặc thông qua dịch vụ chuyển tiền của Bưu Điện hoặc Ngân
hàng. Phương thức này thường được sử dụng khi các bên đã có quan hệ buôn bán
lâu dài và tin tưởng lẫn nhau, với những hợp đồng có giá trị không lớn.
Phương
thức nhờ thu và tín dụng chứng từ (L/C) là hai phương thức được áp dụng phổ biến
đối với việc mua bán hàng hoá quốc tế, thực hiện phương thức này rất thuận tiện
cho cả bên mua và bên bán trong việc thanh toán, đặc biệt là đảm bảo được cho
bên mua lấy được tiền khi đã giao hàng. Về thủ tục cụ thể thì Ngân hàng sẽ có
trách nhiệm giải thích và hướng dẫn các bên khi lựa chọn phương thức thanh toán
này.
Lưu
ý:
Việc thanh toán trực tiếp trong các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thương
nhân Việt Nam với nhau hoặc với cá nhân, tổ chức khác trên lãnh thổ Việt Nam chỉ
được sử dụng đồng tiền Việt Nam chứ không được sử dụng các đồng tiền của quốc
gia khác, đồng tiền chung Châu Âu (ngoại tệ), trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo khoản 13
Điều 1 – Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối – 2013.
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|