Lưu ý khi soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương mại
h)
Điều khoản phạt vi phạm:
Phạt
vi phạm là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa như một biện
pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn
trọng hợp đồng của các bên. Khi thoả thuận các bên cần dựa trên mối quan hệ, độ
tin tưởng lẫn nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm.
Thông thường, với những bạn hàng có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau,
uy tín của các bên đã được khẳng định trong một thời gian dài thì họ không quy
định (thoả thuận) điều khoản này. Còn trong các trường hợp khác thì nên có thoả
thuận về phạt vi phạm.
Mức
phạt thì do các bên thoả thuận, có thể ấn định một số tiền phạt cụ thể hoặc đưa
ra cách thức tính tiền phạt linh động theo % giá trị phần hợp đồng vi phạm.
Theo Bộ luật dân sự (Điều 422): “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên
trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên
bị vi phạm; mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận”. Nhưng theo Luật thương mại
(Điều 301) thì quyền thoả thuận về mức phạt vi phạm của các bên bị hạn chế, cụ
thể: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều
vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Do vậy, các bên khi thoả thuận về mức phạt phải
căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ
8% trở xuống, nếu các bên thoả thuận mức phạt lớn hơn (ví dụ 12%) thì phần vượt
quá (4%) được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.
Các
trường hợp vi phạm bị áp dụng chế tài phạt các bên cũng có thể thoả thuận theo
hướng cứ vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng là bị phạt hoặc chỉ một số vi phạm
cụ thể mới bị phạt. Ví dụ: thoả thuận là: “Nếu bên bán vi phạm về chất lượng
hàng hoá thì sẽ bị phạt 6% giá trị phần hàng hoá không đúng chất lượng. Nếu hết
thời hạn thanh toán mà bên mua vẫn không trả tiền thì sẽ bị phạt 5% của số tiền
chậm trả”.
j)
Điều khoản bất khả kháng:
Bất
khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên, ảnh hưởng
trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Đó là các sự kiện thiên nhiên hay
chính trị xã hội như: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, chiến tranh, bạo
động, đình công, khủng hoảng kinh tế. Đây là các trường hợp thường gặp làm cho
một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được hoặc thực hiện không đúng các
nghĩa vụ của mình. Khi một bên vi phạm hợp đồng do gặp sự kiện bất khả kháng
thì pháp luật không buộc phải chịu trách nhiệm về tài sản (không bị phạt vi phạm,
không phải bồi thường thiệt hại).
Trên
thực tế, nếu không thoả thuận rõ về bất khả kháng thì rất dễ bị bên vi phạm lợi
dụng bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Trong điều khoản này các bên cần phải định nghĩa về bất khả kháng và quy định
nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng. Ví dụ: Điều khoản bất khả kháng:
-
Định nghĩa “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết và khả năng cho phép;
-
Bên gặp sự kiện bất khả kháng phải thông báo ngay cho bên kia biết và phải cung
cấp chứng cứ chứng minh sự kiện bất khả kháng đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới
việc vi phạm hợp đồng”.
k)
Điều khoản giải quyết tranh chấp:
Đối
với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải
phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:
Thứ
nhất, các bên có thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết
tranh chấp nếu có thoả thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp (căn
cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010). Quy định
này đã mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài so với các quy định trong Pháp
lệnh Trọng tài thương mại 2003 trước đây .
Thứ
hai:
Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân với thương nhân khi có tranh chấp
thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà
án; nếu có sự tham gia của thương nhân nước ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn
một tổ chức Trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức Trọng tài của nước
ngoài để giải quyết.
Khi
các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì thoả thuận
phải nêu đích danh một tổ chức Trọng tài cụ thể, ví dụ: “Mọi tranh chấp phát
sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng
tài quốc tế bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam”. Nếu chỉ thoả
thuận chung chung là: “trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ
được giải quyết tại Trọng tài” thỏa thuận này vô hiệu.
Riêng
đối với hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước
ngoài thì các bên còn phải quan tâm đến việc lựa chọn luật áp dụng khi giải quyết
tranh chấp là: luật của bên mua, luật của bên bán hay luật quốc tế (các công ước
quốc tế – ví dụ: Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá). Đây là vấn đề hết
sức quan trọng, để tránh những thua thiệt do thiếu hiểu biết pháp luật của nước
ngoài hay pháp luật quốc tế thì thương nhân Việt Nam
nên chọn luật Việt Nam
để áp dụng cho hợp đồng thương mại.
Tóm
lại: Nội dung của hợp
đồng hoàn toàn do các bên thoả thuận và quyết định cho phù hợp với những điều
kiện hoàn cảnh, loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể; tuy nhiên, những thoả thuận đó
phải không vi phạm các điều cấm của pháp luật. Hợp đồng bằng văn bản là một
hình thức ký kết hợp đồng quan trọng, thậm chí bắt buộc trong hoạt động thương
mại như: hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng mua bán nhà. So với hình
thức bằng lời nói “lời nói gió bay” thì hình thức văn bản “giấy trắng mực đen”
góp phần hạn chế việc các bên “trở mặt” trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nhưng ngược lại nếu không chú trọng việc soạn thảo hợp đồng thì lại “bút sa gà
chết” hoặc tự “mua dây buộc mình”. Để có một văn bản hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ,
dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo được quyền lợi cho các bên, hạn chế
tranh chấp và giảm thiểu rủ ro trong thương mại. Đòi hỏi các bên phải thận trọng,
hiểu biết pháp luật và có kỹ năng, kinh nghiệm thực tế trong việc soạn thảo,
đàm phán ký kết hợp đồng thương mại.
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|