“diện mạo” của một doanh nghiệp sẽ “sáng” hơn khi có sự tham gia của người lao động nước ngoài. Khi khách hàng, đối tác tiếp xúc với một doanh nghiệp có lao động nước ngoài và một doanh nghiệp chỉ có lao động trong nước, về mặt chủ quan, họ sẽ có sự đánh giá tốt hơn nghiêng về doanh nghiệp có sử dụng người lao động nước ngoài.
Ngày nay, người
lao động nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều tại các doanh nghiệp. Có nhiều lý
do để doanh nghiệp đi tới quyết định sử dụng người lao động nước ngoài. Trong
đó, lý do quan trọng phải kể đến đầu tiên đó là chất lượng lao động. Lao động
nước ngoài mang tới phong cách làm việc chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn
cao mà ở lao động Việt Nam không có. Một lý do khác đó là khả năng ngôn ngữ, thứ
mà các doanh nghiệp, đặc biệt các trung tâm ngoại ngữ, đang tìm kiếm.
Chúng ta phải thừa
nhận rằng “diện mạo” của một doanh
nghiệp sẽ “sáng” hơn khi có sự tham
gia của người lao động nước ngoài. Khi khách hàng, đối tác tiếp xúc với một
doanh nghiệp có lao động nước ngoài và một doanh nghiệp chỉ có lao động trong
nước, về mặt chủ quan, họ sẽ có sự đánh giá tốt hơn nghiêng về doanh nghiệp có
sử dụng người lao động nước ngoài.
Như vậy, doanh nghiệp
tìm đến người lao động nước ngoài với hi vọng sẽ tận dụng được những mặt tích cực
của họ để tạo hiệu quả cao trong kinh doanh. Tuy nhiên, một thực tế là không phải
doanh nghiệp nào khi sử dụng người lao động nước ngoài cũng thành công.
Nếu doanh nghiệp
không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về người nước ngoài mà doanh nghiệp định thuê thì
có thể sẽ gặp phải những rắc rối. Rắc rối này có thể bắt nguồn từ phong cách, lối
sống, văn hóa của họ. Chính khoảng cách địa lý, trình độ phát triển tạo nên sự
khác biệt về lối sống cũng như cách suy nghĩ và điều này có thể sẽ không phù hợp
với văn hóa của doanh nghiệp.
Để có thể sử dụng
lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định của pháp luật
lao động. Một văn bản pháp luật không thể không nhắc tới đó là Nghị định
11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam. Trong đó có các quy định về về cấp giấy phép lao động cho lao động là công
dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, trục xuất lao động là công dân nước
ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.
Sai phạm pháp lý
hay gặp ở các doanh nghiệp đó là sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy
phép lao động. Khi đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến
150 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động nước ngoài không có giấy
phép lao động mà họ sử dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị áp dụng hình thức
xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng.
Có thể thấy doanh
nghiệp để có thể sử dụng lao động nước ngoài phải trải qua trình tự, thủ tục
khá rườm rà. Để không mất thời gian làm thủ tuc, mất đi cơ hội cũng như tránh
trường hợp bị xử phạt đáng tiếc, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các quy định của
pháp luật có liên quan và có thể tìm đến sự trợ giúp từ phía các chuyên gia
pháp luật.
Nguyễn Hà văn phòng đào tạo luật HILAP
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|