Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Những vấn đề pháp lý cơ bản về quy tắc xuât xứ tại Việt Nam

(Số lần đọc 695)

I, Lí luận chung về xuất xứ hàng hóa.

1, Khái niệm.

      Trong thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa )

Trong nhiều trường hợp, các nước nhập khẩu cần biết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó (ví dụ ưu đãi thuế quan, thuế chống bán phá giá hạn ngạch…)

Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm được sản xuất theo các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn thực hiện ở một nước nhằm tận dụng những lợi thế liên quan của nước đó (ví dụ nhân công, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…). Vì vậy nếu không có các quy tắc xuất xứ thì không thể xác định được xuất xứ chính thức của các hàng hóa này để từ đó áp dụng quy chế đặc biệt liên quan, nếu có.
Đối với doanh nghiệp, quy tắc xuất xứ hàng hóa của từng nước có thể ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp (ví dụ khi quy tắc này được sử dụng để cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu quyết định hàng hóa của doanh nghiệp có được hưởng thuế ưu đãi theo GSP không hoặc có bị áp thuế chống bán phá giá không).

2, Mục đích của việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa.

       Với việc áp dụng tương đối rộng rãi nguyên tắc ưu đãi thuế quan phổ cập, hàng hóa nhập khẩu vào các nước hiện nay được áp dụng các mức thuế quan và các quy chế nhập khẩu tương tự nhau, không phân biệt hàng hóa đó có xuất xứ từ nước nào. Vì vậy trong nhiều trường hợp việc xác định xuất xứ hàng hóa là không cần thiết.

       Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp phải xác định xuất xứ hàng hóa. Trên thực tế, mỗi nước đều có quy tắc xuất xứ hàng hóa áp dụng cho hàng nhập khẩu vào nước mình nhằm phục vụ các mục đích sau:

  • Để thực thi các biện pháp/công cụ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ (vốn chỉ áp dụng với hàng hóa xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp, công cụ thương mại này);
  • Xác định xem hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN) hay diện ưu đãi thuế quan (ví dụ GSP);
  • Để phục vụ công tác thống kê thương mại (ví dụ xác định lượng nhập khẩu, trị giá nhập khẩu từ từng nguồn);
  • Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa;
  • Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định.

II, Các quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Chương 1, Phụ lục K Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan (sửa đổi năm 1999) nêu rõ khái niệm về quy tắc xuất xứ. Theo đó, “quy tắc xuất xứ là các quy định được pháp luật quốc gia hoặc các điều ước quốc tế xây dựng, được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa.”

            Có thể phân chia quy tắc xuất xứ theo nhiều cách khác nhau. Nếu dựa trên tiêu chí xuất xứ, quy tắc xuất xứ bao gồm quy tắc về xuất xứ thuần túy và quy tắc về xuất xứ không thuần túy. Xuất xứ thuần túy là thuật ngữ chỉ trường hợp thứ nhất trong khái niệm về xuất xứ hàng hóa của WTO - khi hàng hóa hoàn toàn được sản xuất ra tại một quốc gia. Đa số các quy tắc về xuất xứ thuần túy trên thế giới đều giống nhau về nội dung, và chủ yếu liên quan tới các mặt hàng nông lâm thủy hải sản và khoáng sản. Xuất xứ không thuần túy là xuất xứ hàng hóa có thành phần nhập khẩu, được đề cập tới ở trường hợp thứ hai trong khái niệm về xuất xứ hàng hóa của WTO. Trường hợp này xảy ra khi có nhiều hơn một quốc gia tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa.

            Nhìn chung, các quy tắc xuất xứ đều yêu cầu để được hưởng ưu đãi, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy phải được gia công chế biến đầy đủ tại nước thành viên. Để xác định mức độ gia công chế biến, người ta thường căn cứ vào sự chuyển đổi mã số HS (CTC), hàm lượng giá trị gia tăng hay hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hoặc các tiêu chí cụ thể được quy định riêng với một số sản phẩm (PSR).[1]

            Nếu dựa vào mục đích sử dụng, quy tắc xuất xứ có thể chia thành quy tắc xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi. Theo Khoản 2 và 3, Điều 3, Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa do Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 2 năm 2006:

“2. Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thoả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

3. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.”

            Như vậy, quy tắc xuất xứ ưu đãi được sử dụng để xác định xuất xứ hàng hóa nhằm các mục đích ưu đãi như cho hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Ngược lại, quy tắc xuất xứ không ưu đãi được sử dụng để xác định xuất xứ hàng hóa nhằm các mục đích không ưu đãi như trừng phạt thương mại. Do sự gia tăng của các FTA trong WTO, quy tắc xuất xứ ưu đãi đa dạng hơn hẳn so với quy tắc xuất xứ không ưu đãi. Bản thân Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO chỉ quy định về quy tắc xuất xứ không ưu đãi, còn quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ được các thành viên xây dựng khi đàm phán FTA hoặc cấp ưu đãi GSP. Mỗi thành viên WTO chỉ có một quy tắc xuất xứ không ưu đãi nhưng có thể có nhiều quy tắc xuất xứ ưu đãi khác nhau. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi phải được áp dụng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, còn quy tắc xuất xứ ưu đãi không chịu sự ràng buộc này.

            Ở Việt Nam, chỉ có Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định về quy tắc xuất xứ không ưu đãi nhưng có rất nhiều quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà nước ta là thành viên. Việt Nam hiện nay đã ký kết rất nhiều hiệp định với tư cách thành viên ASEAN hoặc với tư cách riêng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Chile. Đặc biệt, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản hiện nay có thể được xác định xuất xứ dựa trên ba quy tắc xuất xứ ưu đãi (GSP, AJCEP, VJEPA).[2] Điều đó cho thấy sự đa dạng, phức tạp của các quy tắc xuất xứ ưu đãi trong thương mại quốc tế.

 Đỗ Chinh

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
 
Tin nhiều người quan tâm
Nguyên nhân, thực trạng ly hôn hiện nay và đưa ra giải pháp hạn chế thực trạng này.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích...
 
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
Bởi nhiều trường hợp công an lợi dụng người vi phạm không biết luật nên “hét giá” mức phạt gấp 3-4...
 
Thay đổi vật liệu chính, sau khi đã đấu thầu, ký hợp đồng
Sau khi 2 bên là chủ đầu tư và nhà thầu đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng cũng như chọn gói thầu xong...
 
BẮT BUỘC XÁC THỰC TÀI KHOẢN MẠNG XÃ HỘI BẰNG SỐ ĐIỆN THOẠI TỪ 25/12/2024?
Nghị định 147/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2024. Tại Điểm e khoản 3 Điều 23 Nghị...
 
Người vay tín dụng đã chết, nhưng bảo hiểm không chi trả khoản vay ?
Vay tín dụng hiện nay hiện nay không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người, thủ tục nhanh gọn,...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software