Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

(Số lần đọc 1766)

  1.Chi ngân sách nhà nước.

Điều 1 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước”. Như vậy, nói đến ngân sách nhà nước có nghĩa là đề cập đến hai loại hình hoạt động cơ bản của nhà nước đó là hoạt động thu nộp và hoạt động chi tiêu ngân sách của bộ máy công quyền trong đó việc kiểm soát chi ngân sách nhà nước được xem là một phần không thể thiếu của hoạt động chi ngân sách nhà nước. Điều này cho thấy sự cần thiết phải làm rõ khái niệm chi ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó mới có thể làm rõ bản chất của hoạt động kiểm  soát chi ngân sách nhà nước.

Khái niệm chi ngân sách có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng nói chung có thể hiểu rằng, chi ngân sách là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để dùng vào mục đích khác nhau của nhà nước có thẩm quyền cao nhất quyết định. Chi ngân sách nhà nước là “phân phối và sử dụng ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm nhà nước thực hiện được chức năng của mình”.

2.Kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

a.Khái niệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

  Kiểm soát chi ngân sách nhà nước được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, rà soát, xem xét và đánh giá tính pháp,hợp lý của các khoản chi ngân sách nhà nước do các chủ thể thực hiện, dựa trên sự đối chiếu với các chính sách, chế độ định mức chi tiêu do nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn. Hay nói cách khác, kiểm soát chi ngân sách nhà nước “là quá trình thẩm định và kiểm tra các khoản chi ngân sách nhà nước theo đúng chế độ chi ngân sách nhà nước và theo dự toán chi tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua”.

b.Đặc điểm của kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

Kiểm soát chi ngân sách nhà nước có những đặc trưng cơ bản sau:

- Hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước bao giờ cũng được thể hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dựa trên cơ sở quyền lực chính trị của nhà nước. Đặc điểm này, cho phép người soạn luật có thể cho phép người thiết kế những quy định đặc thù nhằm trao quyền rộng rãi cho các cơ quan công lực đặc trách vấn đề kiểm soát quá trình sử dụng ngân sách.

- Kiểm soát chi ngân sách nhà nước vừa mang tính chất là một hoạt động quản lý nhà nước về tài chính, vừa có tính chất như một hành vi quản trị tài chính nhà nước. Tính chất quản lý hành chính nhà nước của hoạt động đặc biệt này thể hiện ở chỗ dựa vào quyền lực công, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát chi ngân sách nhà nước có thể đưa ra các quyết định hành chính hoặc thực hiện các hành vi hành chính đối với các chủ thể sử dụng ngân sách nhà nước, vốn là đối tượng bị kiểm soát quản lý. Khi cần thiết, các cơ quan hành chính hoàn toàn có thể áp dụng các chế tài hành chính đối với các chủ thể này do những hành vi vi phạm pháp luật của họ trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước.  Mặt khác, tính chất quản trị tài chính của công vụ đặc biệt này được thể hiện ở chỗ chi ngân sách nha nước vỗn dĩ là hoạt động tài chính của nhà nước nên việc nhà nước tiến hành kiểm soát chi ngân sách nhà nước chẳng khác nào một doanh nghiệp hay một tổ chức xã hội tự quản giá trị tài sản, tài chính của mình. Xét ở góc độ này, hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước được nhìn nhận chủ yếu thông qua những biện pháp chủ yếu thông qua những biện pháp mang tính kỹ thuật nghiệp vụ quản trị tài chính hơn là những hành vi mang tính chất tài chính.

- Kiểm soát chi ngân sách nhà nước được nhìn nhận chủ yếu thông qua những biện pháp mang tính kĩ thuật nghiệp vụ và do đó công vụ này luôn 

được thể chế hóa bằng pháp luật và được giám sát bởi các cơ quan quyền lực nhà nước.

   Tính chất công vụ của hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước thể hiện ở chỗ kiểm soát chi là nhiệm vụ đặc biệt được nhà nước giao cho một số cơ quan công quyền thực hiện nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và kỷ luật ngân sách, kỷ luật tài chính, góp phần hạn chế tình trạng tham những lãng phí và gây thất thoát tài sản của nhà nước.

-Đối tượng của hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước chính là hoạt động chi ngân sách do các cơ quan chức năng cũng như các chủ thể sử dụng ngân sách thực hiện. Đặc điểm này chủ yếu để phân biệt giữa hoạt động kiểm soát chi ngân sách với các hoạt động tài chính khác của nhà nước như hoạt động thu ngân sách, hoạt động chi ngân sách. 

c. Sự cần thiết phải kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

- Do yêu cầu của công cuộc đổi mới. Đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý ngân sách nhà nước nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của ngân sách nhà nước phải đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

- Do hạn chế từ chính bản thân cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước: cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước tuy đã thường xuyên được sửa đổi, hoàn thiện nhưng vẫn chỉ quy định được những vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc dẫn tới không thể khái quát hết tất cả các hiện tượng phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

- Do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước thường có tư tưởng tìm mọi cách để sử dụng hết số kinh phí đã được cấp, không quan tâm tới việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán được duyệt.

-Do tính đặc thù của các khoản chi ngân sách nhà nước: Các khoản chi của NSNN thường mang tính chất không hoàn trả trực tiếp như các đơn vị được NSNN cấp phát kinh phí sẽ không phải hoàn trả trực tiếp cho Nhà nước về số kinh phí đã sử dụng, cái mà họ phải trả cho Nhà nước chính là kết quả công việc đã được giao. Tuy nhiên, việc dung các chỉ tiêu định lượng để đánh giá kết quả công việc trong một số trường hợp sẽ gặp khó khăn. Do vậy, cần thiết phải có một cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của NSNN để đảm bảo cho việc chi trả của Nhà nước là phù hợp với các nhiệm vụ đã giao.

d. Nội dung và nguyên tắc của kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

Nội dung của kiểm soát chi được thể hiện thông qua việc:

-Kiểm soát lập dự toán chi (cơ quan tài chính).

-Kiểm soát ước chi (cơ quan tài chính).

-Tiền kiểm (kho bạc nhà nước).

-Kiểm soát trong quá trình chi (kho bạc nhà nước).

-Hậu kiểm (kho bạc nhà nước).

Để thực hiện tốt nội dung của hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước cần bảo đảm hai nguyên tắc sau:

-Phải kiểm tra, kiểm soát trong quá trình phân cấp thanh toán.

-Hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ, cấp và mục lục ngân sách thu hồi nếu sai chế độ.

Như vậy, nếu hoạt động quản lý thu ngân sách là hoạt động quản lý về khoản thu để tạo ra ngân sách nhà nước thì hoạt động quản lý chi ngân sách lại là khâu quản lý mang tính chất tiêu tiền. Vậy để quản lý khoản chi ngân sách đúng mục đích, đúng số lượng và không bị thất thoát ngân sách thì hoạt động kiểm soát chi ngân sách cũng là một khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Do đó, nếu hoạt động chi không minh bạch, không rõ ràng, không chính xác thì ngân sách nhà nước sẽ bị thâm hụt và gây lãng phí.

Đỗ Chinh

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên. Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH. Tháng 6/1998...
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
Thủ tục thay đổi họ tên
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
 
Tin nhiều người quan tâm
Nguyên nhân, thực trạng ly hôn hiện nay và đưa ra giải pháp hạn chế thực trạng này.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích...
 
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
Bởi nhiều trường hợp công an lợi dụng người vi phạm không biết luật nên “hét giá” mức phạt gấp 3-4...
 
Thay đổi vật liệu chính, sau khi đã đấu thầu, ký hợp đồng
Sau khi 2 bên là chủ đầu tư và nhà thầu đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng cũng như chọn gói thầu xong...
 
BẮT BUỘC XÁC THỰC TÀI KHOẢN MẠNG XÃ HỘI BẰNG SỐ ĐIỆN THOẠI TỪ 25/12/2024?
Nghị định 147/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2024. Tại Điểm e khoản 3 Điều 23 Nghị...
 
Người vay tín dụng đã chết, nhưng bảo hiểm không chi trả khoản vay ?
Vay tín dụng hiện nay hiện nay không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người, thủ tục nhanh gọn,...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software