Kho bạc nhà nước
là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ tài chính, được hình thành để thực hiện
chức năng tham mưu giúp bộ trưởng bộ tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân
sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được
giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động
vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua các hình
thức phát hành trái phiếu chính phủ theo quy định của pháp luật. Điều 56 Luật
ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “Căn
cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ
trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi cho Kho bạc nhà nước. Kho
bạc nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định
của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định tại
khoản 2 Điều 5 của Luật này theo phương thức thanh toán trực tiếp. Bộ trưởng Bộ
Tài chính hướng dẫn cụ thể phương thức thanh toán này phù hợp với điều kiện
thực tế”.
Theo quy định trên thì Kho bạc nhà nước có
trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi; phối hợp với các cơ quan hữu
quan kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách nhà nước và xác nhận số thực chi ngân
sách nhà nước qua kho bạc nhà nước của các đơn vị sử dụng ngân sách. Do đó, vai trò kiểm soát
chi ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước được thể hiện rõ nét thông qua việc
kho bạc kiểm tra hồ sơ chi của đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, cụ
thể:
KBNN chủ động bố trí vốn để chi trả đầy đủ và kịp thời
cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách theo lệnh của cơ quan tài chính, hoặc
theo yêu cầu rút dự toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách trên cơ sở dự
toán ngân sách đã được duyệt, đồng thời thông báo và phân phối dự toán ngân
sách cho các đơn vị cơ quan. Để thực hiện việc cấp phát, thanh toán kinh phí
một cách kịp thời, KBNN còn thường xuyên phải cải tiến quy trình cấp phát,
thanh toán như mở rộng hình thức thanh toán lien kho bạc trong nội bộ hệ thống,
cải tiến chế độ kế toán, ứng dụng tin học vào quản lý các nhiệm vụ…Từng bước
thực hiện cấp phát, thanh toán trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách hoặc
người cung cấp hang hóa dịch vụ theo tính chất của từng khoản chi
NSNN. Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm tra và hạch toán các khoản chi của
NSNN theo đúng chương, loại, khoản, hạng, mục, tiểu mục của mục lục NSNN; đồng
thời cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết, phục vụ các công tác
chỉ đạo và điều hành của cơ quan tài chính và chính quyền các cấp. Ngoài ra
KBNN không chỉ có nhiệm vụ xuất nhập công quỹ mà còn cả trách nhiệm về tính hợp
pháp, hợp lệ của việc xuất tiền. Vì vậy, KBNN phải kiểm tra việc sử dụng ngân
sách cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ
định mức chi tiêu của Nhà nước. Công việc kiểm tra đó được KBNN thực hiện thông
qua việc xem xét hồ sơ, tài liệu chi NSNN trên các phương diện như dự toán ngân
sách nhà nước được duyệt, thẩm quyền chuẩn chi, chế độ, định mức chi tiêu của
nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy các cơ quan, đơn vị, tổ
chức kinh tế sử dụng không đúng mục đích, không đúng chế độ, chính sách của nhà
nước, KBNN từ chối cấp phát thanh toán. Như vậy, trong quá trình quản lý và
điều hành ngân sách nhà nước, KBNN không thụ động thực hiện theo lệnh của cơ
quan tài chính hoặc đơn vị sử dụng ngân sách một cách đơn thuần. KBNN hoạt động có tính chất
độc lập tương đối theo cơ chế tác động trở lại đối với các cơ quan đơn vị này.
Thông qua đó KBNN có thể đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình sử dụng công quỹ
nhà nước, đặc biệt trong khâu mua sắm, xây dựng, sửa chữa…chính vì vậy, việc
này không những đã hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực mà
còn đảm bảo cho việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, hợp pháp, tiết kiệm,
có hiệu quả.
Thông qua công tác cấp phát, thanh toán các khoản chi
của NSNN, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình chi NSNN
qua KBNN theo từng địa bàn, từng cấp ngân sách và khoản chi chủ yếu. Từ đó rút
ra những nhận xét, đánh giá về nhưng kết quả đã đạt được, những hạn chế tồn tại
và nguyên nhân; từ đó cùng các cơ quan hữu quan phối hợp nghiên cứu nhằm cải
tiến và hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi NSNN
qua KBNN.
Như vậy, KBNN là “trạm kiểm soát cuối cùng”
được nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của nhà nước rời khỏi
quỹ ngân sách nhà nước. Ngoài ra KBNN còn kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hạch
toán, bảo đảm thưc hiện đúng mục lục ngân sách nhà nước; kiểm tra dấu, chữ ký
của người quyết định chi, của kế toán trưởng, bảo đảm khớp với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại
kho bạc nhà nước. Hoạt động kiểm soát các khoản chi ngân sách của KBNN được
tiến hành ở ba bước đó là: Kiểm soát trước khi chi, kiểm soát trong khi chi và
kiểm soát sau khi chi. Mặc dù, kiểm soát chi ngân sách nhà nước là nhiệm vụ
chung của các ngàng, các cấp, các đơn vị nhưng đối với KBNN, đây là nhiệm vụ
quan trọng vì KBNN quản lý tài khoản hạn mức của các đơn vị dự toán ngân sách
đồng thời KBNN cũng là cơ qun trực tiếp cấp phát, thanh toán mọi khoản chi ngân
sách nhà nước.
Đỗ Chinh
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|