Theo
Khoản 1 Điều 73, BLLĐ 2012 đã định nghĩa: “Thỏa
ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng
lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng
tập thể”.
Những
điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực pháp luật.
Bộ
luật lao động 2012 không có quy định về vấn đề những điều kiện để thỏa ước lao
động tập thể có hiệu lực, nhưng lại có điều luật quy định về thỏa ước lao động
tập thể vô hiệu. Cụ thể:
“Điều 78. Thoả ước lao động tập thể
vô hiệu
1. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu
từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thoả ước trái pháp luật.
2. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu
toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Việc ký kết không đúng quy trình
thương lượng tập thể.”.
Dựa
vào những quy định về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu ta có thể rút ra những
điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực.
- Thứ nhất:Nguyên tắc kí kết: bình đẳng, tự nguyện,
công khai .
Thỏa
ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng
lao động về các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động nên đương nhiên việc kí
kết thỏa ước phải trên cơ sở của sự tự nguyện. Sự tự nguyện ở đây được biểu hiện
ở việc các bên hoàn toàn có ý thức tự giác, tự nguyện trong việc kí kết thỏa ước,
có quyền quyết định kí hay không kí thỏa thuận. Nếu tập thể lao động thấy cần
phải kí kết thỏa ước lao động tập thể để ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng
lao động trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động
cũng thấy cần phải kí thỏa ước để người lao động có trách nhiệm hơn trong việc
thực hiện nghĩa vụ được giao thì hai bên sẽ gặp gỡ thương lượng để kí kết thỏa
ước. Pháp luật không thừa nhận những thỏa ước lao động tập thể được kí kết do sự
ép buộc cuả một bên hay chủ thể thứ ba.
Ngoài
ra, việc kí kết thỏa ước còn phải đảm bảo yếu tố công khai. Sự công khai này có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người lao động vì những cam kết trong thỏa
ước liên quan đến trực tiếp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của họ.
-Thứ hai:Nội dung của thỏa ước phải phù hợp với quy định
pháp luật lao động và có lợi hơn với người lao động.
Bên
cạnh việc tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai, khi kí kết thỏa
ước các bên còn phải tuân thủ yêu cầu nội dung của thỏa ước phải phù hợp với
pháp luật lao động. Bởi vì nếu những thỏa thuận trong thỏa ước với pháp luật
lao động (theo hướng bất lợi cho người lao động) thì thỏa ước đó sẽ bị coi là
vô hiệu, nghĩa là không được thấp hơn những quy định tối thiểu, không được cao
hơn những quy định tối đa trong hành lang pháp lý của pháp luật lao động. Hơn nữa,
trên thực tế, người lao động luôn viện dẫn những quy định của pháp luật để đòi
hỏi người sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi cho mình nên nếu những thảo thuận
trong thỏa ước trái với pháp luật lao động, tranh chấp lao động sẽ thường xuyên
phát sinh. Do đó, nội dung thỏa ước phải phù hợp với quy định pháp luật lao động
và theo hướng có lợi cho người lao động là một trong những điều kiện để thỏa ước
lao động tập thể có hiệu lực.
-Thứ ba:Chủ thể tham gia thương lượng và kí kết thỏa
ước phải đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Trong
toàn bộ quá trình kí kết thỏa ước lao động tập thể, giai đoạn thương lượng thỏa
ước là giai đoạn quan trọng. Những thỏa thuận, cam kết trong thỏa ước có phù hợp
với thực tế hay không, có lợi cho người lao động hay không hoàn toàn phụ thuộc
vào giai đoạn này nên do đó không phải ai, chủ thể nào cũng được quyền tham gia
vào quá trình thương lượng thỏa ước lao động tập thể. Theo pháp luật lao động
hiện hành, việc tham gia thương lượng thỏa ước lao động tập thể chỉ thuộc quyền
của một số chủ thể, quy định tại điều 69 BLLĐ 2012.
Còn
với việc kí kết thỏa ước lao động tập thể là thủ tục cuối cùng, nó mang ý nghĩa
là sự cam kết về những nội dung mà của thỏa ước mà các bên thỏa thuận. Khi chủ
thể tham gia kí kết không đúng thẩm quyền pháp luật thì thỏa ước lao động sẽ vô
hiệu. Đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở và đại diện người sử dụng lao động
là những người có thẩm quyền kí kết thỏa ước lao động tập thể.
-Thứ tư: Việc thương lượng và kí kết thỏa ước lao động
tập thê phải theo đúng trình tự, thủ tục.
Trình
tự thương lượng và kí kết thỏa ước lao động tập thể là các bước luật định mà
các bên phải tuân thủ để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực. BLLĐ 2012 đã có
những quy định về trình tự, thủ tục thương lượng và kí kết thỏa ước lao động tập
thể. Điều 71, BLLĐ quy định vềQuy trình
thương lượng tập thể. Quy định về trình tự, thủ tục kí kết thỏa ước lao động
tập thể được ghi nhận ở 2 điều luật là: Điều 83 quy định về Ký kết thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp
và Điều 87 quy định vềKý kết thoả ước lao
động tập thể ngành.
-Thứ năm: Hình thức của thỏa ước lao động tập thể phải
là văn bản.
Đây
là điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực. Yêu cầu cơ bản nhất là
thỏa ước lao động tập thể phải là văn bản. Để việc kí kết thỏa ước được diễn ra
thì hình thức của thỏa ước chắc chắn phải là văn bản.
Thỏa
ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp
lao động tập thể, một khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra. Khi thỏa ước
lao động tập thể nếu được ký kết đúng theo quy định của pháp luật sẽ góp phần
xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, tăng cường kỷ luật trong
doanh nghiệp thì sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng
lao động với người lao động, phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp,
đảm bảo quyền lợi của hai bên.
Đỗ Chinh
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|