Thực tiễn thực hiện các quy
định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án các cấp.
- Quy định về một số những yêu cầu về
kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa cấp tỉnh là chưa thực
sự phù hợp với thực tế Có những tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại,
lao động… là những vụ án có nhiều khó khăn, phức tạp lại thuộc thẩm quyền của
Tòa cấp huyện. Ngược lại, một số những yêu cầu về kinh doanh, thương mại, lao
động lại thuộc thẩm quyền của Tòa cấp tỉnh.
- Một số quy định về không thay đổi
thẩm quyền của Tòa án là chưa thực sự hợp lý Có nhiều trường hợp sau khi thụ lý
Tòa án mới xác định được vụ án cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự
hoặc cho Tòa án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của Bộ luật tố tụng
dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự
đó. Quy định trên dẫn tới bất hợp lý là trên thực tế những vụ việc có cùng bản
chất là cần phải ủy thác cho cơ quan Lãnh sự, cho Tòa án nước ngoài nhưng thời
điểm phát hiện ra sự việc cần phải ủy thác tư pháp lại có ý nghĩa quyết định vụ
việc sẽ thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện.
- Sự thiếu cụ thể trong việc quy định
các tiêu chí về vụ việc mà Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết dẫn tới
sự tùy tiện trong áp dụng Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân
sự thì Tòa án cấp tỉnh có quyền lấy những vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm của
Tòa án cấp huyện lên để giải quyết. Các văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật tố tụng
dân sự không có hướng dẫn là những trường hợp nào Tòa án cấp tỉnh được quyền
lấy vụ việc của Tòa án cấp huyện lên để giải quyết.
Thực tiễn thực hiện các quy
định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp
- Sự thiếu rõ ràng trong quy định về
thẩm quyền của Tòa án theo nơi bị đơn cư trú, làm việc Bộ luật tố tụng dân sự
quy định nếu bị đơn là cá nhân thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án
nơi bị đơn cư trú, làm việc. Có trường hợp nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án nơi
làm việc của bị đơn chứ không khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú và bị đơn
không đồng ý theo kiện tại Tòa án này. Quy định trên cần được giải thích theo
hướng nếu bị đơn cư trú một nơi nhưng làm việc một nơi thì Tòa án có thẩm quyền
là Tòa án nơi bị đơn cư trú. Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư
trú của bị đơn thì Tòa án nơi bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết.
- Vướng mắc trong việc xác định thẩm
quyền của Tòa án trong trường hợp tranh chấp về tài sản là bất động sản Theo
điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nơi có bất động sản có
thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Quy định này được xây
dựng dựa trên quan niệm là Tòa án nơi có bất động sản là Tòa án có điều kiện
tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp. Vấn đề đặt ra cần phải làm rõ như thế
nào là tranh chấp về bất động sản để xác định Tòa án có thẩm quyền. Trong những
văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự cần có hướng dẫn rõ về vấn đề
này.
- Vướng mắc trong việc xác định thứ
tự ưu tiên của các tiêu chí khi xác định thẩm quyền của Tòa án Trên thực tế có
những trường hợp tranh chấp về bất động sản nhưng các bên lại thỏa thuận lựa
chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 35 của Bộ
luật tố tụng dân sự). Vậy trong trường hợp này thì Tòa án nơi có bất động sản
có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố
tụng dân sự hay Tòa án nơi nguyên đơn cư trú theo thỏa thuận với bị đơn sẽ có
thẩm quyền giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự). Dựa trên
cơ sở lý luận được phân tích tại Chương 1 của luận văn thì cần phải giải thích
luật pháp theo hướng căn cứ vào quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Bộ luật
tố tụng dân sự thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp về bất động sản. Quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố
tụng dân sự không áp dụng trong trường hợp tranh chấp về bất động sản.
- Vướng mắc trong việc xác định thẩm
quyền trong trường hợp tranh chấp về quan hệ về tài sản, bao gồm cả động sản và
bất động sản Đối với những vụ việc chỉ có một quan hệ pháp luật tranh chấp là
quan hệ về tài sản, trong
đó bao gồm cả động sản và bất động
sản (ví dụ: tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân còn tồn tại, yêu cầu chia di sản thừa kế…) thì Tòa án nào sẽ có thẩm quyền
giải quyết.
- Quy định về phạm vi các Tòa án mà
đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn còn hạn chế Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004 và được sửa đổi năm 2011 chỉ hạn chế quyền của đương sự trong việc thỏa
thuận về Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong phạm vi các Tòa án nơi cư trú,
làm việc, hoặc có trụ sở của nguyên đơn mà chưa quy định mở rộng quyền thỏa
thuận này đối với các Tòa án khác như Tòa án nơi các bên thực hiện hợp đồng,
nơi một bên có chi nhánh, nơi có tài sản… So với các quy định của pháp luật tố
tụng dân sự của các nước trên thế giới thì quy định của pháp luật Việt Nam chưa
thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự.
- Về vấn đề xác định thẩm quyền giải
quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo Điều 35, 36 của Bộ luật tố tụng
dân sự Việc áp dụng quy định tại Điều 35, 36 Bộ luật tố tụng dân sự về vấn đề
này có nhiều điểm vướng mắc, yêu cầu đặt ra là các cơ quan có thẩm quyền cần có
hướng dẫn rõ ràng, cụ thể hơn về cách xác định thẩm quyền theo Điều 35 và Điều
36 Bộ luật tố tụng dân sự.
- Quy định về thẩm quyền theo lãnh
thổ của Tòa án đối với các yêu cầu liên quan tới hoạt động của Trọng tài thương
mại Việt Nam còn thiếu cụ thể Vấn đề thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo
lãnh thổ đối với những việc liên quan đến hoạt động của Trọng tài thương mại
không được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự mà thực hiện thông qua
sự dẫn chiếu tới quy định của Luật Trọng tài thương mại Việt Nam. Việc dẫn
chiếu này không thuận lợi cho đương sự và Tòa án trong việc tìm hiểu và áp dụng
pháp luật.
Đỗ Chinh
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|