a. Những điểm tích cực khi thực hiện công ước Berne tại Việt Nam:
Trên
phương diện pháp lý:
Khi
Việt Nam chính thức gia nhập
Công ước Berne, Nhà nước ta đã có nhiều sự
quan tâm vào những cam kết quốc tế này. Hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của
Việt Nam
đã tương đối hoàn chỉnh, nội dung đã tiệm cận dần đến các nguyên tắc và quy định
của WTO, WIPO.
Cụ
thể, từ sau khi Luật Dân sự 1995 có một chương nói về Sở hữu trí tuệ thì đến
nay đã có hẳn Luật sở hữu trí tuệ. Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật
Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra hàng loạt các văn bản liên quan đến điều chỉnh đến quyền
bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật cũng được ban hành như Nghị định số
100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan,…
Các
luật chuyên ngành như Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Di sản văn hoá, Luật Điện
ảnh đều có các quy định liên quan đến bảo hộ quyền tác giả, phù hợp với từng
ngành. Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hải quan, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm
hành chính cũng có các quy định quan hệ tới quyền tác giả và quyền liên quan
tùy theo tính chất và phạm vi điều chỉnh của mỗi luật. Như vậy, các quy định của
pháp luật Việt Nam
về quyền tác giả và quyền liên quan đã được ban hành tương đối đồng bộ. Hệ thống
pháp luật quốc gia của Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng
hoàn thiện và phù hợp với các Điều ước quốc tế tạo môi trường pháp lý cho quá
trình hội nhập quốc tế một cách toàn diện.
Trên phương diện thực tiễn
Việt
Nam
được đánh giá là quốc gia có sự phát triển nhanh, mạnh, vững chắc về vấn đề bản
quyền. Sau khi Việt Nam gia nhập công ước Berne các đơn vị doanh nghiệp Việt
Nam đã chủ động, tích cực trong tìm kiếm, thiết lập các quan hệ làm ăn với đối
tác nước ngoài và đã có được những kinh nghiệm hết sức quý báu trong giao dịch
bản quyền.
Trong
số những hoạt động đó, sự ra đời của Trung tâm quyền tác giả âm nhạc Việt Nam
(VCMPC) đã đánh dấu một bước chuyển mình to lớn của Việt Nam khi thực hiện các
điều ước về bản quyền. Theo đó kể từ khi thành lập đến năm 2009, Trung tâm cũng
đã ký hợp đồng song phương với 33% tổ chức quyền tác giả âm nhạc đang hoạt động
trên 95 lãnh thổ, quốc gia trên thế giới.
Sau
hai năm dự bị, đầu năm 2009 VCMPC chính thức trở thành thành viên của
CISAC
là liên minh các tổ chức quyền tác giả âm nhạc và lời trên thế giới
Sự
tín nhiệm của các tác giả âm nhạc với VCPMC ngày càng cao khi năm 2007 chỉ có
1.000 tác giả, đến năm 2008 đã có 1.200 và năm 2009 là 1.600 tác giả uỷ quyền cho
Trung tâm.
b. Những hạn chế khi thực
hiện công ước Berne ở Việt Nam:
Trên
phương diện pháp lý
Mặc
dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành cũng như điều chỉnh để phù hợp với
nội dung của Công ước Berne nhưng trên thực tế vẫn còn khá nhiều tồn tại trong
vấn đề xây dựng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả và tác phẩm hiện nay.
Ngay
trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
cũng còn nhiều mâu thuẫn, bất cấp còn tồn tại liên quan đến quyền tác giả cũng
như những vấn đề pháp lý liên quan. Ví dụ như những khái niệm về tác giả, đồng
tác giả chưa được giải thích trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm
2009. Hay những quy định về chuyển quyền tác giả là trái với thông lệ chung của
quốc tế…
.
Trên phương diện thực tiễn:
Dễ
dàng nhận thấy, công chúng Việt Nam đã dần làm quen với cái tên Công ước Berne,
làm quen với việc khi sử dụng âm nhạc phải trả tiền bản quyền nhưng việc đưa hoạt
động bảo vệ quyền tác giả âm nhạc vào cơ quan quản lý Nhà nước vẫn còn gặp nhiều
khó khăn.
Có
một thực tế đang tồn tại là ai tôn trọng bản quyền, tác quyền thì cứ việc mua,
còn vi phạm bản quyền thì cứ tiếp diễn. Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và
vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có dấu hiệu trở
thành phổ biến, và mức độ phức tạp, nghiêm trọng của tình hình xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ ngày càng có dấu hiệu gia tăng.
Từ
ngày Công ước Berne có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trên các trang báo thường
xuyên có những thông tin về nạn sách giả, sách lậu… Tiêu biểu như vào năm 2008,
việc Công ty First News phát hiện hai trường ngoại ngữ Đông Âu và Âu Mỹ photo
sách do First News mua bản quyền để bán cho học viên. Thông tin từ First News
cho biết, bộ sách Anh ngữ được công ty mua bản quyền xuất bản tại VN sau 3 năm
thương lượng với số tiền mua bản quyền là 100.000 USD. Thế nhưng khi sách ấn
hành tại VN, First News chưa kịp thu hồi vốn và công sức bỏ ra thì đã bị photo.
Theo điều tra của công ty này, gần như 80% các trường ngoại ngữ trên toàn quốc
đều “hồn nhiên” photo sách không riêng của First News để bán cho học viên. Ông
Đỗ Thành, Giám đốc công ty Nhân Trí Việt, đơn vị cũng thường xuyên bị vi phạm bản
quyền cho biết: “Họ dùng sách của mình để
quảng cáo nhưng lại không dùng sách gốc để giảng dạy mà chỉ dùng bản photo, thế
mới đau lòng”.
Ngay
cả tại Trung tâm quyền tác giả âm nhạc Việt nam dù rất cố gắng nhưng ông Phó Đức
Phương cũng phải thừa nhận: “Việc đưa hoạt động bảo vệ quyền tác giả âm nhạc vào
cơ quan quản lý Nhà nước là khá vất vả”. Đến năm 2009, dù “làm việc quần quật”
nhưng Trung tâm cũng chỉ bảo vệ được 10% số tiền đáng lẽ tác giả được nhận theo
quy định của luật pháp.
Các
nhà sản xuất cũng chưa thực sự tôn trọng quy định của pháp luật. Ví dụ như đến
tháng 8/2011 dù có rất nhiều liveshow được tổ chức trong năm nhưng chỉ có 3
chương trình nghiêm túc nộp bản quyền tác giả cho VCMPC.
Bên
cạnh đó việc thụ lý các vụ án liên quan đến vấn đề bảo hộ tác phẩm còn rất khó
khăn. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ 01/07/2006 cho đến
ngày 22/06/2009 thì toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý được 108 vụ án tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ trong đó chiếm đa số là tranh chấp về quyền tác giả với 90
vụ án.
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|