1.
Thủ tục kháng cáo và kháng nghị.
Vấn đề này được
BLTTHS quy định tại Điều 233:
“1. Người kháng cáo phải gửi
đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo
đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện
quyền kháng cáo. Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã
xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó
theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2.
Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng
văn bản, có nêu rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm.”
Người kháng cáo phải viết
đơn kháng cáo gửi đến tòa án đã xét xử
sơ thẩm hoặc Tòa án có quyền xét xử phúc
thẩm vụ án, đơn ghi rõ những thông tin chính sau: ngày làm đơn, họ tên và tư
cách tố tụng trong vụ án người kháng cáo, kháng cáo vấn đề gì trong bản án và
quyết định sơ thẩm, lí do kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo.
Trong trường hợp bị tạm giam, người kháng cáo không bị bất cứ sự
ràng buộc nào từ ban giám thị trại giam
về việc thực hiện quyền kháng cáo. Ban giám thị trại giam có trách nhiệm tiếp nhận
ngay đơn kháng cáo, xác nhận ngày kháng cáo và gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm
vụ án.
Không bắt buộc tất cả mọi
trường hợp phải viết đơn kháng cáo. Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp
với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án ,trong trường hợp này Tòa án sẽ phải lập biên bản về người kháng
cáo và cũng phải viết rõ những nội dung chính như trên.
Việc kháng nghị phải bằng văn bản, kháng nghị được gửi tới tòa án
đã xét xử sơ thẩm để làm thủ tục thông báo kháng nghị.
2.
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vấn đề này quy định tại Điều 234 BLTTHS :
“1. Thời hạn kháng cáo là mười
lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa
thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Thời
hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.
2.
Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày
bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua
Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban
giám thị trại tạm giam nhận được đơn.”
Thời hạn kháng cáo kháng nghị được quy định rất rõ: Đối với VKS cùng
cấp, bị cáo, và đương sự có mặt tại tòa thì thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày
kể từ ngày tuyên án và đối với VKS cấp trên trực tiếp thì thời hạn kháng nghị
là ba mươi ngày kể từ ngày tuyên án. Đây là những thời hạn phù hợp chiếu theo
tính chất của từng đối tượng.
Trong trường hợp bị cáo hoặc đương sự vắng mặt khi tuyên án thì thời
hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho người đó, và nếu vẫn không thể
đưa cho họ được thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được niêm yết tại trụ
sở UBND phường, xã thị trấn hoặc nơi cư trú và làm việc cuối cùng của người đó.
Quy định như trên nhằm bảo vệ quyền lợi của bị cáo hoặc đương sự, đồng thời đảm
bảo nguyên tắc công bằng. Trong trường hợp gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo
được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Còn trong trường hợp tạm
giam thì là ngày Ban giám thị trại giam nhận được đơn. Việc xác định thời hạn
kháng cáo cũng là nhằm xác định việc kháng cáo có quá hạn hay không?
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo là ngày tiếp theo của
ngày tuyên án, nếu ngày cuối cùng của thời hạn vào thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày
lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày
nghỉ đó và lúc 24h.
3.
Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị.
Điều 237 BLTTHS quy định:
“1. Những phần của bản án bị
kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 255 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ
bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.
2.
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa áp cấp
phúc thẩm trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.”
Do các phần bị kháng cáo, kháng nghị là những phần cần được
xem xét lại tính đúng đắn của nó, vì nếu sai sót thì sẽ gây hậu quả lớn, làm mất
quyền lợi của công dân nên một phần hoặc toàn bộ bản án đó sẽ chưa có hiệu lực
pháp luật và chưa được đưa ra thi hành mà phải chờ xem xét của Tòa phúc thẩm. Tuy nhiên
cũng có trường hợp ngoại lệ để bảo vệ lợi
ích hợp pháp của công dân : “Trong trường
hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án,
không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt
không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt
tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa
án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo”.
Sau khi nhận được kháng cáo kháng nghị với bản án sơ thẩm, Tòa án
cấp sơ thẩm phải gửi toàn bộ hồ sơ vụ án và kháng cáo kháng nghị cho Tòa án cấp
phúc thâm trong thời hạn bảy ngày kể từ khi hết hạn kháng cáo kháng nghị, nếu
kháng cáo quá hạn thì phải cho biết lí do và Tòa án sơ thẩm phải xác minh.
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|