Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Hưởng quốc tịch do sinh ra theo quốc tịch của pháp luật Việt Nam?

(Số lần đọc 3)
Hưởng quốc tịch do sinh ra là việc cá nhân được mang quốc tịch của một quốc gia nào đó một cách mặc nhiên ngay từ khi cá nhân đó mới sinh ra.
Theo pháp luật Việt Nam vấn đề xác định quốc tịch do sinh ra được xác lập theo hai nguyên tắc: nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh.
- Nguyên tắc huyết thống: theo nguyên tắc này thì đứa trẻ được sinh ra có quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi sinh. Nguyên tắc này lại có hai dạng: huyết thống tuyệt đối và huyết thống tương đối.
+ Nguyên tắc huyết thống tuyệt đối: là nguyên tắc theo đó được áp dụng cho trường hợp cả cha và mẹ có cùng quốc tịch. Theo nguyên tắc này thì đứa trẻ sẽ có quốc tịch theo cha mẹ, bất kể được sinh ra ở đâu.
Cụ thể, tại điều 15 Luật Quốc tịch năm 2008 của Việt Nam quy định:
“Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”
+ Nguyên tắc huyết thống tương đối: là nguyên tắc được áp dụng cho trường hợp chỉ cần có cha hoặc mẹ mang quốc tịch của một nước nào đó thì đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của nước mà người cha hay người mẹ đó mang quốc tịch hoặc trong trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ có quốc tịch còn người kia không rõ hay không có quốc tịch thì đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của cha hoặc mẹ.
Nguyên tắc này được thể chế hóa tại điều 16 Luật Quốc tịch năm 2008 như sau:
“1. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch  hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.”
Ta thấy, khoản 1 điều 16 đứa trẻ chỉ mặc nhiên mang quốc tịch Việt Nam khi người còn lại (cha hoặc mẹ) là người không quốc tịch, hoặc cha không xác định. Trường hợp cha là công dân Việt Nam còn mẹ không xác định thì pháp luật lại bỏ trống hay nói đúng hơn là không quy định.
Khoản 2 điều 16 chỉ có thể công nhận quốc tịch Việt Nam cho đứa trẻ khi có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ đứa trẻ. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc một quốc tịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đoạn 2 khoản 2 điều 16 nhằm hạn chế tình trạng không quốc tịch của trẻ. Tuy nhiên, trẻ sẽ mang quốc tịch nước nào khi mà được sinh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được quốc tịch cho con?
- Nguyên tắc nơi sinh:
Trẻ em được sinh ra ở nước nào thì có quốc tịch của nước đó bất kể cha mẹ đứa trẻ có quốc tịch nước đó hay không hay nói cách khác nguyên tắc nơi sinh không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ.
Theo điều 17 Luật Quốc tịch năm 2008 của Việt Nam thì nguyên tắc nơi sinh chỉ áp dụng trong các trường hợp sau:
“1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.”
Theo đó, tinh thần của khoản 1 điều 17 là cả cha và mẹ đều là người không quốc tịch, chỉ cần một trong hai người thường trú tại Việt Nam thì trẻ sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Trường hợp cha mẹ là công dân nước ngoài, thường trú tại Việt Nam, sinh con tại Việt Nam hay cha hoặc mẹ là công dân nước ngoài người còn lại không quốc tịch, thường trú tại Việt Nam, sinh con tại Việt Nam thì đứa trẻ đó có mang quốc tịch Việt Nam? ở điểm này luật không quy định.
Bên cạnh đó, tại điều 18 Luật Quốc tịch năm 2008 còn quy định:
“1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam…”
Ở đây khái niệm trẻ sơ sinh được hiểu là trẻ sinh ra trong thời gian 3 ngày trở lại. Trẻ em là trẻ chưa đủ 15 tuổi (khoản 2 điều 18).
Như vậy, thông qua các hình thức nêu trên ta thấy pháp luật Việt Nam gần như đã giải quyết đầy đủ các trường hợp có thể xảy ra khi cha, mẹ của trẻ có quốc tịch hay không có quốc tịch Việt Nam trên cơ sở kết hợp giữa hai nguyên tắc huyết thồng và nơi sinh để đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ./.
nguồn:sotuphap.bentre.gov.vn

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên. Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH. Tháng 6/1998...
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
Thủ tục thay đổi họ tên
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
 
Tin nhiều người quan tâm
Nguyên nhân, thực trạng ly hôn hiện nay và đưa ra giải pháp hạn chế thực trạng này.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích...
 
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
Bởi nhiều trường hợp công an lợi dụng người vi phạm không biết luật nên “hét giá” mức phạt gấp 3-4...
 
Thay đổi vật liệu chính, sau khi đã đấu thầu, ký hợp đồng
Sau khi 2 bên là chủ đầu tư và nhà thầu đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng cũng như chọn gói thầu xong...
 
BẮT BUỘC XÁC THỰC TÀI KHOẢN MẠNG XÃ HỘI BẰNG SỐ ĐIỆN THOẠI TỪ 25/12/2024?
Nghị định 147/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2024. Tại Điểm e khoản 3 Điều 23 Nghị...
 
Người vay tín dụng đã chết, nhưng bảo hiểm không chi trả khoản vay ?
Vay tín dụng hiện nay hiện nay không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người, thủ tục nhanh gọn,...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software