TƯ VẤN VỀ LY HÔN
1. Tư vấn các quy định của pháp luật về Ly hôn:
- Tư vấn
về quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn;
- Tư vấn
thủ tục hoà giải ở cơ sở;
- Tư vấn thủ tục thụ lý đơn
yêu cầu Ly hôn;
- Tư vấn
thủ tục hoà giải tại Toà án;
- Tư vấn
các căn cứ cho Ly hôn;
- Tư vấn
các quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên;
- Tư vấn
các quy định về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn;
- Tư vấn
về quyền thăm nom con sau Ly hôn;
- Tư vấn
nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản;
- Tư vấn
thủ tục giải quyết ly hôn tại Toà án.
2. Tư vấn khởi kiện vụ án ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho khách
hàng.
- Tư vấn
các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
- Tư vấn
viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
- Đại diện
thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi trước cơ quan có thẩm quyền;
3. Tư vấn khởi kiện vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn:
- Tư vấn
các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong
vụ tranh chấp tài sản;
- Tư vấn
viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản;
- Đại diện
thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ
tranh chấp tài sản trước cơ quan có thẩm quyền;
4. Luật sư của chúng tôi tham gia tố tụng tại tòa án trong các
vụ án, vụ việc hôn nhân và gia đình sau:
- Ly hôn,
tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Tranh
chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tranh
chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Tranh
chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
- Tranh
chấp về cấp dưỡng;
- Các
tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định;
- Yêu cầu
hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Yêu cầu
công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Yêu cầu
công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Yêu cầu
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con
sau khi ly hôn;
- Yêu cầu
chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Yêu cầu
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không
công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà
không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Các yêu
cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.
Trình tự xin ly hôn:
Người xin
ly hôn viết đơn xin ly hôn gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật ra thông
báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người viết đơn ly hôn. Người viết đơn xin ly
hôn nộp án phí và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án
thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi Viện kiểm sát cùng cấp
và bị đơn (người có liên quan). Vụ án chính thức được Tòa án giải quyết. Chú ý:
Pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sở
(UBND xã, phường; Công đoàn cơ quan..) nhưng hiện tại nhiều nơi Tòa án vẫn yêu
cầu người viết đơn xin ly hôn thực hiện.
Tại điều
86 Luật Hôn nhân gia đình có quy định Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà
giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo
quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở. Do đó việc hòa giải cơ sở là không
bắt buộc đối với người viết đơn xin ly hôn. Hồ sơ xin ly hôn:
Đơn xin ly
hôn: Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn của vợ hoặc chồng phải có
xác nhận của chính quyền địa phương hoặc sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Đơn ly hôn không yêu cầu cả hai cùng ký vào đơn, nếu đơn phương ly hôn chỉ cần
chữ ký của người viết đơn. Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản
chính). Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản
chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện. Bản sao
giấy khai sinh con (nếu có con). Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài
sản (nếu có tranh chấp tài sản). Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh
sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền
địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.
Nếu hai bên đăng ký kết hôn
theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự
giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi
mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng
vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú
kết hôn. Thời gian giải quyết: Thời gian giải quyết vụ án tùy thuộc vào việc
giải quyết các nội dung quan hệ vợ chồng. Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6
tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ
ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Để việc giải quyết ly hôn thuận lợi và
đảm bảo quyền lợi của bạn và người thân hãy liên hệ với Luật sư Hôn nhân gia
đình của Tư vấn luật. Với kinh nghiệm làm việc tại Tòa án, đội ngũ Luật sư của
chúng tôi sẽ đưa ra những ý kiến tư vấn, giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất
Chúng tôi can thiệp khẩn cấp trong mọi trường hợp để bảo vệ
quyền lợi cho bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay lập tức khi bạn cảm thấy sự
an toàn pháp lý của bạn hay người thân của bạn bị đe dọa. Khi có nhu cầu vui
lòng liên hệ theo số điện thoại sau để được phục vụ: 0983638601.
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|