Văn bản ban hành sai, người dân được bồi thường?
|
|
(Số lần đọc 6)
Thực tế đối với những văn bản kiểu này, từ trước khi ban hành đã có thể dự liệu được sự “yểu mệnh” của nó bởi các quy định đưa ra rất khó khả thi.
Theo số liệu trong Báo cáo của Chính phủ năm 2014, tính từ đầu năm 2013 đến nay, trong tổng số 1.574 văn bản được kiểm tra, Bộ Tư pháp phát hiện 312 văn bản trái pháp luật. Trong đó có 186 văn bản sai căn cứ pháp lý, 64 văn bản sai hiệu lực, 11 văn bản sai thẩm quyền và 54 văn bản sai về nội dung. Với 54 văn bản sai về nội dung, không có văn bản nào vi hiến; có 4 văn bản chưa phù hợp lệnh và pháp lệnh, còn lại chưa phù hợp với Nghị định và pháp lệnh của Chính phủ. Ngoài ra, một số không phù hợp quy định thực tiễn và khả thi.
Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) do Bộ Tư pháp soạn thảo đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân khi đưa ra đề xuất cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bồi thường nếu văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) ban hành trái Hiến pháp, luật, pháp lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, gây thiệt hại cho người dân. Không khó điểm tên những văn bản… “trên trời”Đó là những văn bản quy định việc “ngực lép” không được điều khiển xe máy; Mẹ Việt Nam Anh hùng đi thi ĐH được cộng điểm; thịt tươi sống bảo quản trong nhiệt độ bình thường chỉ được bán trong vòng 8 tiếng sau khi giết mổ; xóa đăng ký thường trú với người đi tù hoặc người xuất cảnh từ 2 năm trở lên; cấm người chống tiêu cực phát tán thông tin tại Thông tư 04 của Bộ GD&ĐT về sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013…Thực tế đối với những văn bản kiểu này, từ trước khi ban hành đã có thể dự liệu được sự “yểu mệnh” của nó bởi các quy định đưa ra rất khó khả thi. Có lẽ sẽ là chủ quan nếu cho rằng cơ quan soạn thảo ra những văn bản này không biết khi mà qui trình xây dựng VBQPPL đã đưa ra yêu cầu bắt buộc là phải đánh giá tác động của văn bản. Điều này có nghĩa là trước khi ban hành văn bản, cơ quan soạn thảo phải trả lời được quy định mình đưa ra có đáp ứng đúng yêu cầu, phù hợp với điều kiện thực tiễn hay không và cơ chế bảo đảm thực thi thế nào?Tuy nhiên văn bản vẫn được ban hành để cơ quan soạn thảo “hoàn thành nhiệm vụ”, còn quy định có đi vào cuộc sống hay không, lại là một câu chuyện khác. Kết quả tình trạng cứ ra văn bản sai rồi rút lại, thu hồi lại để sửa chữa vẫn tồn tại bất chấp điều đó có thể gây tốn kém hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng đồng thời tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, môi trường đầu tư, kinh doanh, làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, người dân. Trước tình trạng kể trên, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, quá trình xây dựng Dự án Luật Ban hành VBQPPL (hợp nhất) đã có rất nhiều ý kiến đề xuất có quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết hoặc ban hành VBQPPL trái Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản cơ quan Nhà nước cấp trên, gây thiệt hại cho Nhà nước, doanh nghiệp, người dân. “Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trước nhân dân trong một Nhà nước pháp quyền, tăng cường ý thức trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật” - ông Tuyến nhấn mạnh.Nợ đọng văn bản hướng dẫn, ban hành văn bản sai tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, môi trường đầu tư, kinh doanh, làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, người dân. Ảnh: T.Hải
Nâng cao chất lượng văn bản ngay từ khâu soạn thảoTheo nhiều chuyên gia pháp lý, khó khăn lớn nhất hiện nay là làm thế nào để quy định trách nhiệm của các cơ quan trong việc bồi thường thiệt hại. Thực tế, mỗi khi có một văn bản bị "tuýt còi", chỉ thấy thông tin văn bản được thu hồi, sửa đổi, hủy bỏ, mà rất hiếm khi thông tin cán bộ, công chức tham mưu, soạn thảo, ký ban hành các văn bản sai phạm đó bị kỷ luật được tiết lộ! Hầu hết các cơ quan ban hành văn bản cho rằng, không có “lợi ích cá nhân” trong việc tham mưu ban hành văn bản, mà chỉ nhằm phục vụ công việc chung, nên thường cán bộ chỉ bị kiểm điểm, khiển trách. Theo LS Lê Đức Thọ, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Với quy trình hiện hành, việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh phải trải qua nhiều công đoạn, với sự tham gia của nhiều cơ quan nên rất khó quy trách nhiệm cho một cơ quan cụ thể. Chưa kể tình trạng hiện nay là cán bộ cấp dưới tham mưu, xây dựng nội dung văn bản nhưng lãnh đạo mới là người ký quyết định ban hành. Pháp luật lại quy định khi xác định văn bản có vấn đề, cơ quan ban hành tự xử lý theo thẩm quyền thì câu hỏi đặt ra là liệu người ký duyệt văn bản có xử lý kỷ luật chính mình?”.Hơn nữa, “việc xử lý trách nhiệm, hay đòi bồi thường khi bị thiệt hại do hoạt động ban hành VBQPPL bất hợp lý gây ra đều là những việc khắc phục hậu quả đã rồi. Do đó, theo tôi giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng ban hành văn bản sai vẫn là nâng cao chất lượng văn bản ngay từ khâu dự thảo” – LS Lê Đức Thọ phân tích. Để nâng cao chất lượng văn bản, theo LS Thọ, “trước tiên cần xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng văn bản có trình độ pháp luật, kiến thức chuyên ngành cần thiết, am hiểu về đời sống kinh tế-xã hội, và có sự “nhạy bén” nhất định để dự liệu được tác động của qui định mới với đời sống xã hội.Quan trọng hơn, là phải làm tốt việc lấy ý kiến góp ý vào các dự thảo văn bản, phát huy được tính trách nhiệm của mỗi người dân, của các đối tượng chịu tác động chính của văn bản. “Luật Ban hành VBQPPL hiện hành đã trao cơ hội tham gia góp ý, xây dựng pháp luật cho người dân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay người dân cũng như chính đối tượng chịu sự tác động của VBQPPL dường như không mấy mặn mà với việc góp ý vào các dự thảo. “Thẳng thắn nhìn nhận thì cách thức đăng tải lấy ý kiến góp ý xây dựng dự thảo văn bản của nhiều cơ quan vẫn còn hình thức. Tôi cho rằng, thay vì đưa ra một dự thảo văn bản dài dằng dặc với một khối lượng thông tin đồ sộ để hỏi xin ý kiến thì cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản nên định hướng cho người dân góp ý về những điểm mới, những nội dung quan trọng, then chốt của dự thảo. Trong đó tập trung vào những quy định sẽ tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, như vậy sẽ hiệu quả hơn” – LS Lê Đức Thọ nói thêm.theo phapluatxahoi.vn
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
          
|