(VBF) - Hiện nay, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 đang được sửa đổi nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế; đồng thời xây dựng và hoàn thiện thêm các chế định mới để phù hợp với thực tiễn cuộc sống và định hướng phát triển của đất nước. Dự thảo BLDS (Dự thảo) đã sửa đổi cơ bản và toàn diện. Để góp phần xây dựng và hoàn thiện Dự thảo, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi xin nêu một số quan điểm liên quan đến chế định thừa kế của Dự thảo.
1. Về thời hiệu yêu cầu thừa kế (Điều 175 Dự thảo) Chúng tôi đề nghị nâng thời hiệu khởi kiện lên
30 năm vì các lý do sau:
Thứ nhất, thời
hiệu yêu cầu về quyền thừa kế 10 năm là quá ngắn nên có thể chưa đủ
thời gian cho một người thừa kế hoàn thiện NLHVDS của mình để trực tiếp
thực hiện quyền khởi kiện về thừa kế.
Thứ hai, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC (Nghị quyết 02) có hướng dẫn:
“…
sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh
chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa
chia thì di sản chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh
chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện
về quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản
chung để giải quyết…”. Theo đó, khi có tranh chấp về quyền thừa kế,
các bên yêu cầu Tòa án chia di sản, nếu quá thời hạn 10 năm thì tòa án
sẽ không thụ lý vụ án. Tuy nhiên, nếu các bên gửi đơn yêu cầu Tòa án
chia tài sản chung thì Tòa án lại thụ lý vụ án và giải quyết. Điều này,
vô hình chung đã làm cho việc quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế
trở thành không có ý nghĩa.
Thứ ba, cách giải quyết vấn đề
theo quy định tại Nghị quyết 02 đã nêu ở trên là không triệt để. Bởi
vì, sau thời hạn 10 năm, để được Tòa án thụ lý giải quyết chia tài sản
chung thì phải thỏa mãn hai điều kiện là “
không có tranh chấp về hàng thừa kế” và “
đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia”.
Thực tế, để thỏa mãn hai điều kiện này trong khi các đồng thừa kế lại
đang có tranh chấp với nhau là điều không tưởng. Điều này không những
khiến cho vụ việc lại trở về tình trạng “treo” ban đầu mà còn làm cho
quy định của Nghị quyết 02 chỉ mang tính hình thức.
Thứ tư, quy
định thời hiệu yêu cầu về quyền thừa kế là 10 năm có sự chênh lệch lớn
với thời hiệu xác lập quyền sở hữu. Theo quy định tại các Điều 171, 172
Dự thảo thì thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với động sản là 10 năm,
còn đối với bất động sản là 30 năm. Điều này dẫn tới một thực tế là: Nếu
một người chiếm hữu bất động sản liên tục, ngay tình, công khai trong
thời hạn 30 năm thì được xác lập quyền sở hữu và chủ sở hữu tài sản
trước đó mất quyền đòi lại tài sản. Tuy nhiên, nếu tài sản đó được anh,
em ruột cùng hàng thừa kế quản lý thì chỉ sau 10 năm không khởi kiện đã
mất quyền khởi kiện đòi quyền sở hữu tài sản, đồng thời, người thừa kế
đang quản lý và sử dụng bất động sản cũng không thể xác lập được quyền
sở hữu vì đang có tranh chấp.
Để giải quyết triệt để vấn đề, khắc phục được những vướng mắc, bất cập nêu trên, thiết nghĩ
nên kéo dài thời hiệu yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế,
đồng thời cho phép người đang trực tiếp quản lý, chiếm hữu và sử dụng
di sản được xác lập quyền sở hữu đối với di sản theo hướng:
“Thời
hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của
mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là ba mươi năm, kể từ thời
điểm mở thừa kế. Sau thời hạn này, người đang trực tiếp quản lý, chiếm
hữu và sử dụng di sản được xác lập quyền sở hữu đối với di sản đó”. 2. Về việc từ chối nhận di sản (Điều 626 Dự thảo) Khoản 1 Điều 626 Dự thảo quy định:
“Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ
chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với
người khác”. Như vậy việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh
việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác sẽ không
được chấp nhận. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, tuy
nhiên không có ý nghĩa trên thực tế. Bởi vì, trong trường hợp người thừa
kế có nghĩa vụ đối với người khác mà vẫn thực hiện thủ tục từ chối nhận
di sản thừa kế, cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đối với chủ nợ
thì chủ nợ cũng không thể thu hồi được nợ từ phần di sản mà người thừa
kế đã từ chối nhận di sản trong khi chủ nợ không có quyền yêu cầu Tòa án
chia di sản của người chết để thu hồi nợ.
Vì vậy chúng tôi cho
rằng, pháp luật cần cho phép chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án thanh toán
nghĩa vụ từ phần di sản mà con nợ đã từ chối nhận di sản. Khoản 1 Điều
626 Dự thảo nên sửa đổi như sau:
“Người thừa kế có quyền từ chối
nhận di sản. Tuy nhiên, nếu việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện
nghĩa vụ tài sản của mình với người khác thì người có quyền đối với
nghĩa vụ đó có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản của người chết
để buộc người từ chối phải thanh toán nghĩa vụ từ phần di sản đã từ
chối nhận”. Về khoản 3, khoản 4 Điều 626 Dự thảo: Đây
là quy định mới bổ sung của dự thảo, bảo đảm được quyền của người thừa
kế trong việc thiết lập và hủy bỏ hành vi pháp lý của họ. Theo chúng
tôi, khoản 3, 4 Điều 626 Dự thảo nên quy định như sau:
“3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. 4.Trong
thời gian di sản chưa phân chia, người từ chối nhận di sản có quyền hủy
bỏ việc từ chối nhận di sản theo phương thức từ chối nhận di sản quy
định tại khoản 2 Điều này”. 3. Về người lập di chúc (Điều 630 Dự thảo) Điều 630 Dự thảo quy định:
“1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. 2.Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”
Chủ thể lập di chúc là người định đoạt tài sản của mình thông qua hành
vi pháp lý đơn phương nên điều kiện về độ tuổi và năng lực trí tuệ của
người lập di chúc là điều kiện đầu tiên trong việc xác định giá trị
pháp lý của di chúc. Tuy nhiên, Điều luật này vẫn còn những điểm chưa rõ
ràng và toàn diện, có thể gây nên nhiều tranh cãi và khó khăn trong
công tác xét xử. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo quy
định tại khoản 1 thì chỉ cần đủ 18 tuổi, người bị mất NLHVDS, người bị
hạn chế NLHVDS và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của
mình đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình (?)
Điều này dẫn tới 02 cách hiểu trái ngược:
1) Người mất NLHVDS, người bị hạn chế NLHV dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
có quyền lập di chúc với tư cách của người có đầy đủ NLHVDS (?)
2) Người mất NLHVDS
có quyền
lập di chúc thông qua người đại diện theo pháp luật, còn người bị hạn
chế NLHVDS và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của
mình có quyền lập di chúc
với sự đồng ý của người đại diện theo
pháp luật (?) Tuy nhiên, nếu cần sự đồng ý thì pháp luật cũng không quy
định rõ sự đồng ý đó được thể hiện vào thời điểm nào và dưới hình thức
nào?
Chúng tôi cho rằng, người bị mất NLHVDS là người không thể nhận
thức và làm chủ được hành vi của mình nên họ không thể minh mẫn, sáng
suốt và tự nguyện trong việc lập di chúc được. Do đó, cần có quy định
người mất NLHVDS không được lập di chúc.
Đối với người bị hạn chế NLHVDS và người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi của mình thì họ không mất hoàn toàn NLHVDS mà chỉ bị
hạn chế trong một phạm vi nhất định. Họ là người từ đủ 18 tuổi trở lên,
trước đó họ có NLHVDS đầy đủ nên khác với người chưa thành niên, họ có
thể lập di chúc mà không cần có sự đồng ý của người đại diện, chỉ cần họ
sáng suốt, minh mẫn, tự nguyện trong lúc lập di chúc, thì di chúc khi
thỏa mãn các điều kiện theo luật chung sẽ có giá trị pháp lý. Do đó,
Điều 630 Dự thảo cần được hiểu là người bị hạn chế NLHVDS và người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
được quyền lập di chúc mà không cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Thứ hai,
theo quy định tại khoản 2 thì người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi muốn lập
di chúc phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập
di chúc. Tuy nhiên, điều luật không quy định rõ về thời điểm và hình
thức sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Sự đồng ý của cha, mẹ
hoặc người giám hộ được thừa nhận vào thời điểm nào? Trước, trong hay
sau khi con lập di chúc? Hay cả 03 thời điểm đều có giá trị pháp lý? Sự
đồng ý đó thể hiện bằng miệng hay văn bản?
Bởi vậy, chúng tôi cho rằng, Điều 630 Dự thảo cần được sửa đổi như sau:
“1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, trừ người bị mất năng lực hành vi dân sự; 2.Người
từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý bằng văn bản riêng hoặc có bút tích của cha,
mẹ hoặc người giám hộ vào cuối bản di chúc do người này lập ra. Sự đồng ý
của cha, mẹ hoặc người giám hộ được thể hiện trước, trong hoặc sau khi
di chúc được lập đều có giá trị pháp lý.” 4. Về việc gửi giữ di chúc (Điều 648 Dự thảo)
Khoản 2, khoản 3 Điều 648 Dự thảo quy định về nghĩa vụ của bên nhận gửi
giữ di chúc, tuy nhiên lại không có quy định về chế tài trách nhiệm đối
với bên nhận gửi giữ di chúc nếu vi phạm nghĩa vụ đó. Vì vậy việc gửi
giữ di chúc chủ yếu dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, quy định về nghĩa vụ
của người nhận gửi giữ di chúc chỉ mang tính hình thức.
Bởi vậy, để
bảo đảm bên nhận gửi giữ di chúc nghiêm túc và có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ của mình, chúng tôi cho rằng cần quy định chế tài bồi thường
thiệt hại khi bên nhận gửi giữ di chúc có lỗi trong việc thực hiện nghĩa
vụ của mình. Cụ thể như sau:
“Trong trường hợp bên nhận gửi giữ
di chúc có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải bồi
thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại tối đa bằng toàn bộ mức phí
gửi giữ di chúc” 5. Về di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 653 Dự thảo)
Theo quy định tại Điều 653 Dự thảo thì người lập di chúc được quyền để
lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, pháp luật không
quy định rõ phần di sản dùng vào việc thờ cúng của người để lại di sản
tối đa là bao nhiêu. Do đó, nếu người lập di chúc định đoạt tài sản dùng
vào việc thờ cúng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người
thừa kế.
Theo quy định của pháp luật dân sự các Nhà nước phong kiến
Việt Nam thì: Luật Hồng Đức quy định hương hỏa là 1/20 điền sản; Luật
Bắc kỳ năm 1931 và Luật Trung kỳ năm 1936 thì hương hỏa là 1/5 điền sản.
Như vậy, hương hỏa chỉ là một phần nhỏ điền sản của người chết để lại
cho cháu, con để sử dụng, thu hoa lợi dùng vào việc thờ cúng.
Bởi
vậy, để bảo đảm quyền lợi của người thừa kế, đề nghị cần quy định cụ thể
về phần di sản được dùng vào việc thờ cúng theo hướng:
“1. Trong trường hợp người lập di chúc để lại không quá một phần năm di sản
dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và
được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực
hiện việc thờ cúng…” 6. Về việc giải thích nội dung di chúc (Điều 656 Dự thả) Điều 656 Dự thảo quy định
“… Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Đây là quy định mới bổ sung của Dự thảo có ý nghĩa quan trọng trong
việc hướng nội dung cách hiểu di chúc của những người thừa kế theo cùng
một hướng. Tuy nhiên, Điều luật không quy định trong trường hợp nếu các
đồng thừa kế không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc theo giải
thích của Tòa án thì giải quyết như thế nào? Phải chăng giải quyết của
Tòa án về cách hiểu nội dung di chúc là quyết định bắt buộc các đồng
thừa kế phải tuân theo? Chúng tôi cho rằng, để giải quyết triệt để và
bảo đảm quyền lợi của các đồng thừa kế thì Điều 656 Dự thảo cần được bổ
sung theo hướng:
“… Khi những người này không nhất trí về cách
hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu những
người thừa kế vẫn không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc theo giải
quyết của Tòa án thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được
áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật”. Trên đây là
một số nội dung còn gặp nhiều vướng mắc cả trong thực tiễn lẫn lý luận
về chế định thừa kế. Hy vọng rằng trong lần sửa đổi, bổ sung tới đây,
BLDS sẽ đề cập đầy đủ các nội dung nêu trên.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|