(Seatimes) Bên cạnh lý do tháng 7 ít nắng nóng, một lý do khác được Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Đinh Thế Phúc đưa ra là thời gian tính hóa đơn tiền điện tháng 7 chỉ có 30 ngày, giảm 1 ngày so với tháng trước đó.
Liên quan đến việc hóa đơn tiền điện của nhiều hộ dân tại Hà Nội tăng giảm thất thường trong 2 tháng qua,
Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Đinh Thế Phúc cho biết có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Thứ nhất, theo Phó Cục trưởng, hóa đơn tiêu thụ điện của khách hàng hiện nay phụ thuộc nhiều vào vấn đề thời tiết. Trong các ngày nhiệt độ cao,
nắng nóng nhiều, việc sử dụng các thiết bị làm mát nhiều, gây ra việc tiêu thụ điện năng cao.
“Quan trọng nhất ở đây là sự chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường với
nhiệt độ làm mát như điều hòa chẳng hạn, ví như chênh lệch ngoài trời –
trong nhà là 30oC- 25oC khác với
việc mình đặt điều hòa là 25oC nhưng nhiệt độ môi trường là 35oC thì công suất làm việc của các thiết bị làm mát sẽ phải nhiều hơn”, ông Phúc lý giải.
Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Đinh Thế Phúc giải thích lý do hóa đơn tiền điện tăng, giảm thất thường. Ảnh: Thanh
Thủy.
Theo như theo dõi của Cục Điều tiết Điện lực, tháng 7 dịu hơn so với
tháng 6, đặc biệt cuối tháng 7, nhiệt độ xuống thấp, nên việc sử dụng
điện giảm, ông Phúc cho hay.
Thứ hai, trong tháng 7, hóa đơn tiền điện tháng 7 thực chất có 30 ngày.
“Ví dụ, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội có 2 triệu khách hàng, việc ghi
chỉ
số hóa đơn không thể ghi cùng lúc được vào ngày 30 hàng tháng. Lịch
ghi số của các công ty điện lực là từ ngày 6 – 25 hàng tháng. Hóa đơn
tiền điện tháng 7, ví dụ ghi chỉ số của gia đình là ngày 20
hàng tháng thì cứ đúng 20 hàng tháng các nhân viên điện lực sẽ đến nhà
ghi chỉ số công tơ đó. Hóa đơn tiền điện tháng 7 sẽ tính từ ngày 21/6 –
20/7. Như vậy, chỉ có 30 ngày, không phải có 31 ngày”,
ông Phúc giải thích.
Theo giải thích này, thời gian tính tiền điện trong tháng 7 ngắn hơn thời gian trong tháng 6 một ngày.
“Tất nhiên, hóa đơn tiền điện còn phụ thuộc vào việc sử dụng của khách hàng nữa”, ông Phúc nói thêm.
“Trong tháng 6, sau khi có thông tin phản ánh việc hóa đơn tiền điện
tăng cao, chúng tôi đã kiểm tra ở Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Sau khi
kiểm tra, Bộ cũng có văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực
EVN cũng như các Tổng Công ty Điện lực nói chung thực hiện việc công khai hóa
tất cả chương trình cũng như chỉ số công tơ, tìm mọi cách công khai cho khách hàng chỉ số công tơ trong tháng”.
Theo số liệu báo cáo của EVN cũng như của Tổng Công ty Điện lực Hà
Nội, trong tháng 7 có 183.000 (đã làm tròn số) khách hàng có hóa đơn
tiền điện giảm 1,5 – 2 lần so với hóa đơn tháng 6, 75.000 khách hàng có hóa đơn giảm hơn 2 lần.
Trong tháng 6, có 79.000 khách hàng có hóa đơn tiền điện giảm hơn so
với tháng 5 từ 1,5 – 2 lần. Nếu tính trên 2 lần thì có tới 42.000 trường
hợp. Còn lượng hóa đơn tăng, có 686.000 khách hàng có
hóa đơn tăng trên 1,5 – 2 lần, tăng trên 2 lần có 344.000 trường hợp.
Bản thân trong tháng 7, cũng có 110.000 khách hàng có hóa đơn tăng trên 1,5 - 2 lần, trên 2 lần có 55.000 khách hàng.
“Việc tăng, giảm hóa đơn tiền điện tháng nào cũng có, không chỉ riêng
năm 2014 mà năm nào cũng có”, Phó Cục trưởng Phúc nhận định.
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|