(ĐSPL) – Ngày 4/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết đã có quyết định khởi tố bị can, khởi tố vụ án, bắt tạm giam Đỗ Khắc Hải (SN 1966, trú tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) vì có hành vi “Vi phạm các quy định về an toàn giao thông” khi lái xe đâm hỏng trạm cân lưu động trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Cập nhật lần cuối lúc 08:48
ngày 05/09/2014
Liên quan đến vấn đề này, báo Đời sống và Pháp luật
đã có cuộc phỏng vấn luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc công ty luật TNHH Quốc
Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp, Đoàn luật sư TP. HN:
PV: Mới đây, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đỗ Khắc Hải, tài xế đã điều
khiển xe ô tô đầu kéo đâm hỏng trạm cân lưu động ở Thanh Hóa, gây thiệt hại
trên 500 triệu đồng. Luật sư có thể cho biết mức án mà lái xe Đỗ Khắc Hải phải
đối mặt là gì?
Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Chủ thể của tội phạm theo cấu
thành cơ bản quy định tại khoản 1 điều 202 BLHS là người "điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ”. Theo quy định tại điều 3 Luật giao thông đường
bộ năm 2008 thì phương tiện giao thông đường bộ gồm: phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó, phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc
được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy
(kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Xét về hành vi của lái xe Hải có dấu hiệu vi phạm khoản
1 điều 202 BLHS có mức hình phạt tối đa là năm năm tù giam. Ngoài ra, đối tượng
Hải còn phải bồi thường nghĩa vụ dân sự với thiệt hại mà Hải đã gây ra.
PV: Thưa luật sư, gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tai
nạn giao thông gây thiệt hại nặng về người và của, luật sư có nhận định như thế
nào về công tác quản lý giao thông hiện nay ở nước ta?
Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Tai nạn giao thông ở Việt Nam được xếp
vào hàng cao nhất thế giới và số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng không ngừng
gia tăng bởi có rất nhiều lý do. Thứ nhất, do cơ sở hạ tầng giao thông kém chất
lượng, các công trình chưa khánh thành đã hư hỏng. Chất lượng mặt đường kém, lồi
lõm và thiếu đồng bộ như hệ thống biển báo không đầy đủ hoặc bị che lấp. Hệ thống
đèn chiếu sáng thiếu. Hệ thống thoát nước và các công trình liên quan khập khiễng
gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Thứ hai, là do quy hoạch hệ thống giao thông thiếu đồng
bộ, nhổm nhổm manh mún và thiếu tính khoa học. Mật độ người và phương tiện tham
gia giao thông/mét đường quá tải dẫn đến một dòng chảy hỗn độn. Nhiều phương tiện
lớn nhỏ không cùng gia tốc cùng tham gia trên một trục đường dẫn đến các phương
tiện có tốc độ khác nhau va chạm theo quán tính tự nhiên. Nếu cùng loại phương
tiện di chuyển cùng tốc độ thì chắc chắn số lượng vụ tai nạn giao thông sẽ
giảm rõ rệt. Như thể ta bỏ những viên sỏi to nhỏ khác nhau vào trong chậu nước
và khuấy thì các hòn sỏi to nhỏ dễ va vào nhau. Nếu cùng 1 loại sỏi và cùng
kích cỡ thì chắc chắn sẽ ít va chạm vào nhau. Như vậy từ hiện tượng vật lý
trên. Nếu ta phân loại phương tiện trên mỗi tuyến đường và tránh để các phương
tiện tham gia hỗn tạp trên cùng một con đường thì số lượng vụ tai nạn sẽ giảm.
Ví dụ đường 1A từ Hà Nội qua Hà Nam
thường xuyên xảy ra tai nạn nhưng từ ngày phân luồng xe máy và ôtô riêng rẽ thì
số lượng vụ tai nạn giảm hẳn. Như vậy, nhìn lại các vụ tai nạn vừa qua đều có yếu
tố xe to và xe nhỏ là một trong những hiện tượng vật lý dễ lý giải.
Ba là, hình phạt và mức phạt quá cao so với thu nhập của
người dân nó không có tác dụng răn đe mà đang có tác dụng ngược đó là sự bất
mãn và chống đối của người tham gia giao thông. Hiện tượng ăn chia, mãi lộ và
chống người thi hành công vụ tăng. Chưa có một nghiên cứu hoặc thống kê nào cho
thấy mức xử phạt tặng thì số vụ tai nạn giao thông giảm. Đó phần nào thể hiện sự
bất lực trong quản lý.
Thứ tư, ý thực tham gia giao thông còn hạn chế. Chúng
ta chỉ có luật giao thông chứ không có văn hoá giao thông. Việc giáo dục giao
thông và ý thức tham gia giao thông chưa được chú trọng ngay ở các bậc học. Luật
pháp chưa phải là Công lý tối thượng nên dẫn đến nhờn luật, lợi ích nhóm càng
làm cho mạng lưới giao thông và người tham gia giao thông hoạt động một cách hỗn
tạp hơn. Tai nạn giao thông tất yếu vì thế mà xảy ra.
PV: Thưa luật sư, để khắc phục tình trạng tai nạn giao
thông xuất phát từ nguyên nhân do sự chủ quan của lái xe như: say rượu, buồn ngủ
thì pháp luật đã có những quy định xử phạt cụ thể như thế nào? Theo luật sư thì
cần có thêm những biện pháp gì để khắc phục tối đa tình trạng TNGT hiện nay?
Luật sư Nguyễn Hồng Thái: Người tham gia giao nếu uống
rượu bia thì sẽ có dấu hiệu vi phạm khoản 2 điều 202 BLHS.
Căn cứ điều 202 BLHS 1999 có quy định:
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng
hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt
tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích
thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm
hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm
vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà
có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn
chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nhằm cải thiện tối đa tình trạng giao thông như hiện
nay, chúng ta cần một loạt các biện pháp đồng bộ khắc phục ngay các yếu kém kể
trên. Chúng ta cần xử lý phần gốc, bản chất của vấn đề chứ không xử lý manh
mún, sự vụ.
Xin cảm ơn luật sư!
Trước đó, báo Đời sống và Pháp luật đã đưa tin: Vào
khoảng 23h ngày 20/8, chiếc xe đầu kéo mang BKS 20K - 9509 kéo theo rơ mooc
mang BKS 20R-0348 do Đỗ Hắc Hải (SN 1966, trú tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên) điều khiển, lưu thông theo hướng từ TP Thanh Hóa ra Hà Nội. Khi đi tới
vị trí đặt trạm kiểm tra tải trọng (tại Km 288+900 trên tuyến QL1A) đoạn qua địa
phận phường Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, bất ngờ chiếc xe này lao thẳng
vào hệ thống cân khiến toàn bộ thiết bị hư hỏng nặng.
Sau cú tông trực diện, toàn bộ cọc tiêu bằng nhựa bị
cuốn nát, 2 bàn cân bị cuốn khỏi vị trí đặt ban đầu, 2 bộ đường dẫn dây cáp và
đường dẫn cũng văng ra khỏi hệ thống, toàn bộ dây cáp truyền lực của hệ thống
và đầu dây hồng ngoại bị đứt.
Qua kiểm tra đo đạc ban đầu của lực lượng chức năng, từ
điểm xe phanh đến vết phanh là 8,5m. Xe kéo cân từ vị trí đặt cân là 12,1m. Chiếc
xe này đã kéo đèn hồng ngoại bên trái đi khoảng 14,7m; kéo đèn hồng ngoại bên
phải đi 5,9m.
Do sự việc xảy ra trong đêm tối nên lực lượng TTGT đã
phối hợp cùng với lực lượng CSGT tiến hành bảo vệ hiện trường. Cho đến sáng nay
(21/8), lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra hiện trường phối hợp với Sở GTVT
Thanh Hóa đo đạc, khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai của lái xe Đỗ Đắc Hải.
Lái xe này cho biết, do buồn ngủ nên mới để xảy ra sự
việc trên.
KIỀU HOA
http://tuvan.doisongphapluat.com/tin-tuc-va-luat-su/goc-nhin/tai-xe-dam-hong-tram-can-o-thanh-hoa-doi-dien-muc-an-nao-d10138.html
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|