(Dân trí) - Trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, luật sư là nghề có triển vọng, được nhiều người kính trọng. Họ có địa vị xã hội và giàu có. Đó là lý do nghề luật sư trở thành ước mơ của nhiều người. Song để đạt được giấc mơ đó không đơn giản.
Thực tế cho thấy, không chỉ ở trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, để trở thành luật sư là quãng thời gian dài đầy gian nan vất vả.
Theo luật pháp Việt Nam,
luật sư là người phải đảm bảo các điều kiện sau: có bằng cử nhân luật,
qua lớp đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư, trải qua thời gian tập sự
hành nghề luật sư, đạt kết quả kỳ thi kết thúc tập sự. Ngoài ra còn phải
có các yếu tố khác như có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe đảm bảo
hành nghề.
Theo đó, với các điều
kiện nêu trên, những người theo đuổi ngành này phải trải qua thời gian
học tập và đào tạo tương đối dài. Thời gian tối thiểu để trở thành luật
sư là 6 năm, thậm chí có thể dài hơn. Có những người mất đến cả chục năm
trên còn đường trở thành luật sư, và có những người theo đuổi cả cuộc
đời nhưng không thể vượt qua được kỳ thi.
Nghề luật sư nhiều gian
truân vất vả. Khi tập sự họ gặp phải khó khăn đầu tiên là về kinh tế để
trang trải cho suốt 18 tháng học tập và làm việc. Tiếp đó là trắc trở
trong công việc. Nhiều người tập sự nhưng không được tiếp cận hồ sơ,
không được hướng dẫn về kỹ năng, nghiệp vụ ... Một số may mắn thì được
tham gia giải quyết vụ việc thực tế, được tiếp xúc với thân chủ. Tuy
nhiên, bên cạnh may mắn là những vất vả khi vận lộn với hồ sơ. Tập sự là
quá trình rèn luyện kỹ năng hành nghề, người tập sự phải chăm chỉ,
chuyên tâm học hỏi, chịu sự giám sát nghiêm ngặt của luật sư hướng dẫn.
Nhưng điều ấy giúp họ đứng vững hơn trong nghề và mạnh mẽ hơn trong cuộc
sống.
Hiện nay theo thống kê,
nước ta có khoảng 9.000 luật sư, trong đó khoảng 50% là có hoạt động
hành nghề, khoảng 10% luật sư sống bằng nghề (luật sư chuyên nghiệp). Số
phần trăm luật sư chuyên nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ ít ỏi, thực trạng
này cho thấy nghề luật sư không hề dễ sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Về khách quan là do
hoàn cảnh kinh tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý hạn chế, người dân
không đánh giá được vai trò của luật sư. Cơ chế pháp luật đối với luật
sư chưa thông thoáng, chưa thật sự tạo điều kiện cho luật sư phát triển
nghề. Quá trình hành nghề luật sư gặp không ít sự cản trở của các cơ
quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền thông qua những biểu
hiện nhũng nhiễu, gây phiền hà. Đôi lúc có sự cản trở ngay trong hệ
thống pháp luật bởi những quy định còn chưa rõ ràng, thiếu tính khả thi.
Về chủ quan, hiện nay
không phải ai có thẻ luật sư cũng hành nghề luật sư. Nhiều người thi lấy
thẻ thực chất là để ghi danh, mang tiếng cho “oai” mà không có bất kỳ
hoạt động nghề nghiệp nào. Phần còn lại vì không chịu nổi áp lực công
việc, áp lực cuộc sống “cơm, áo, gạo, tiền” mà tạm gác lại công việc
này. Phần khác có thể do năng lực chuyên môn không đủ đáp ứng được yêu
cầu nghề nghiệp, nên đành “đứt gánh giữa đường”.
Tất cả các nguyên nhân
trên tổng kết bằng số liệu ít ỏi các luật sư sống và giàu lên bằng chính
nghề của mình. Vậy động lực nào cho số ít luật sư này vượt qua được
những khó khăn nêu trên? Theo chúng tôi, đó là niềm say mê và tâm huyết
với nghề. Họ yêu nghề dồn hết tâm sức vào công việc. Họ trầm tư, khắc
khoải trong từng vụ việc. Đôi lúc vì bảo vệ cho khách hàng mà luật sư
phải chịu những thiệt hại về tài sản, về tính mạng sức khỏe. Có những
luật sư còn bị đốt nhà, tạt axít, bị côn đồ đánh ...
Nhưng không phải vì thế
mà họ bỏ nghề luật sư. Những lăn lộn với nghề giúp họ gắn bó và yêu
nghề hơn để rồi họ càng có nghị lực để vượt qua khó khăn, trở thành
người luật sư thành công.
Mặc dù khó khăn là thế
nhưng nghề luật sư là nghề có triển vọng. Triển vọng về kinh tế, triển
vọng về địa vị xã hội. Trên thế giới như các nước Mỹ, Anh nghề luật sư
có thu nhập “khủng”. Điển hình như luật sư Joe Jamail, ông là luật sư
giàu nhất nước Mỹ, trong một vụ án thắng kiện năm 1985 (Pennzoil chống
lại Texaco) ông đã thu về khoản tiền lớn 345 triệu đô la.
Trong tương lai tới đây, nghề luật sư chắc chắn sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam
khi nền kinh tế đang từng bước khởi sắc thu hút đầu tư nước ngoài. Bên
cạnh đó nhà nước bắt đầu quan tâm hơn đến giới luật sư, song song với
việc các luật sư đang tích cực chung tay đóng góp cho sự phát triển của
nghề.
Mọi con đường đi đến
thành công đều gập ghềnh gian khó. Nghề luật sư cũng vậy, muốn thành
công chúng ta phải trải nghiệm qua khó khăn. Khi hội tụ đủ cố gắng, say
mê, tâm huyết và ý chí thì chắc rằng chúng ta sẽ là luật sư thành công
với tương lai đầy hứa hẹn.
Anh Tú - Mai Thảo
(VPLS Trương Anh Tú)
Chào mừng ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10):
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|