Trong phiên thảo luận
về tình hình kinh tế xã hội tại các tổ ngày 21/10, đại biểu Quốc hội
Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) trình bày lo lắng về câu chuyện phòng
chống tham nhũng. Cho rằng vấn đề này sẽ được mổ xẻ thêm trong các báo
cáo khác, nhưng bản thân ông rất băn khoăn về việc “tham nhũng mỗi năm
không biết đã ngốn hết bao nhiêu % GDP?”.
Đại biểu Nguyễn Bá
Thuyền (Lâm Đồng) nhận xét, công tác phòng chống tham nhũng chưa mang
hiện quả thiết thực, biện pháp đưa ra không hiệu quả. Nguyên nhân chính
theo ông Thuyền là do mất lòng tin của dân.
“Lòng dân không yên
tâm nên đi đâu cũng phải chi tiền. Có Bộ trưởng lên truyền hình nói cán
bộ của tôi không yêu cầu nhưng dân vẫn đưa tiền. Vậy lỗi là do dân?” -
ông Thuyền phân tích từ một biểu hiện, việc thi cử kiểu gì vẫn phải
“chạy”, vì người nào cũng biết rằng không chạy khó mà đậu, bản thân
không chạy thì người khác cũng chạy nên đành phải… “chạy đua vũ trang”.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền: Dân "cố" đưa tiền cho cán bộ là lỗi của dân?
Ông Thuyền nhấn mạnh,
không lấy lại được lòng tin của người dân thì rất khó chống tham nhũng. Ở
cơ sở, các cơ quan đưa ra giải pháp rất ít, khó có thể trông chờ.
“Giờ chỉ người nào
không có cơ hội tham nhũng mới phát biểu về tham nhũng thôi. Tham nhũng
thành thói quen, như hoạt động hàng ngày. Trong khi đó, công tác thanh
tra, kiểm tra hiệu quả không cao” = đại biểu bức xúc.
Khuyến cáo việc đẩy
mạnh hoạt động chống tham nhũng, ông Thuyền cho rằng cần phải sửa luật
hình sự, thêm một số tội về tham nhũng; hạn chế giao dịch tiền mặt, quy
định chứng minh nguồn gốc tiền, tài sản với những giao dịch lớn. Kê khai
tài sản sao cũng phải thực chất, không nên triển khai tràn lan, người
không có cơ hội tham nhũng cũng quy định phải kê khai thì không để làm
gì.
Đại biểu Nguyễn Thị
Quyết Tâm (TPHCM) nói về nạn tham nhũng vặt ở địa phương với câu hỏi đã
nhiều lần được đặt ra nhưng vẫn chưa có giải đáp: “Tại sao nhiều người
dù thấy lương thấp vẫn bỏ ra vài trăm triệu để “chạy” vào công chức?”.
Theo bà Tâm, chính cơ
chế tạo môi trường thả nổi cho tiêu cực. Nữ đại biểu kiến nghị, tăng
lương kèm theo giám sát chặt chẽ, cán bộ sợ mất việc sẽ không có tiêu
cực, nếu không, họ cứ tiêu cực, bị phát hiện thì chấp nhận mất việc.
Thêm một lần, thông
điệp về việc vãn hồi lòng tin được một đại biểu đưa ra: “Công chức tiêu
cực cũng như không tiêu cực, cứ thế dân mất niềm tin”.
Nữ đại biểu cũng kêu
gọi tính toán lại bộ máy chính quyền, phân cấp chức năng nhiệm vụ mỗi
cấp. Tinh gọn bộ máy cũng góp phần giải quyết vấn đề tham nhũng vặt ở
địa phương.
Cùng hướng phân tích
này, đại biểu Trần Du Lịch cảnh báo, nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền
địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ, hệ thống như hiện nay thì vô phương
tăng lương, không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy. Nếu không giải
quyết được vấn đề bộ máy cồng kềnh thì khó nghĩ được đến chuyện tăng
lương, cải thiện đời sống công chức bằng đồng lương “sạch”.
Như vậy, lương phải là
yếu tố thay đổi đột phá, còn “chỉ tăng lương thêm 100.000 đồng thì không
giải quyết được gì, không chống được tham nhũng”.
Ông Lịch đề nghị Quốc hội kỳ này phải ra được những Nghị quyết để thay đổi tình hình, tạo lòng tin trở lại với người dân.
P. Thảo