Gần đây, Thông tư 10/2014 “Hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc” do Bộ VHTT&DL ban hành sẽ chính thức có hiệu lực ngày 25/11/2014, trong đó có quy định “cấm dùng tên danh nhân đặt cho doanh nghiệp”. Quy định này đang được nhiều người quan tâm.

Đặt tên
cho doanh nghiệp là một việc làm hết sức quan trọng và ý nghĩa. Tên
doanh nghiệp không chỉ là tên gọi thông thường mà nó còn thể hiện một
phần lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay thể hiện tình cảm của những người
chủ doanh nghiệp đến một ai đó, một nơi nào đó hay một vấn đề nào đó…
Việc
đặt tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 Luật Doanh
nghiệp năm 2005 và được hướng dẫn tại Điều 13, 14, 15 Nghị định
43/2010/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:
- Tên
doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng
Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm
được và bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại
hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách
nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, cụm từ cổ phần
có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt
là HD; doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
b) Tên riêng của doanh nghiệp.
- Doanh
nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu
thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành,
nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.
Việc đặt tên doanh nghiệp không được vi phạm các điều cấm đã được quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp năm 2005.
Về việc
tại sao các doanh nghiệp lại thích lấy tên danh nhân đặt tên cho doanh
nghiệp của mình. Doanh nhân họ ngưỡng mộ các danh nhân trong lịch sử như
các ông Trường Chinh, Nguyễn Huệ, Phạm Văn Đồng,… cũng có thể có nhiều
người có kỉ niệm sâu đậm với một số địa danh trong lịch sử như: Hà Nội,
Sài Gòn, Điện Biên, Tân Trào…khi thành lập công ty họ muốn đặt tên giống
hoặc chỉ giống một phần. Điều này thể hiện sự trân trọng của doanh nhân
với truyền thống lịch sử với non sông đất nước.
Gần
đây, Thông tư 10/2014 “Hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền
thống lịch sử, văn hóa đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc” do Bộ
VHTT&DL ban hành sẽ chính thức có hiệu lực ngày 25/11/2014, trong đó
có quy định “cấm dùng tên danh nhân đặt cho doanh nghiệp”.
Về những điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2005 như sau:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Sử
dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn
bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp
thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Theo đó
ta thấy Luật doanh nghiệp 2005 không đưa ra quy định cấm việc sử dụng
tên danh nhân để đặt tên cho doanh nghiệp. Nhưng đến Nghị định
43/2010/NĐ-CP và mới đây nhất là thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL ban hành
ngày 1/10/2014 của Bộ Thể thao, văn hóa du lịch ta lại thấy đưa ra quy
định này, theo đó Sử dụng tên doanh nghiệp trùng tên danh nhân bị coi là
vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc (Điều 2 Thông tư
10/2014/TT-BVHTTDL).
Vì thế các quy định của Thông tư này có thể nói là đã gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Việc
đặt tên thể hiện sự trân trọng của doanh nhân với truyền thống lịch sử
với non sông đất nước, đồng thời còn giúp quảng bá hình ảnh đất nước,
các địa danh lịch sử nổi tiếng, truyền thống lịch sử dân tộc chứ không
thể nói vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc như thông tư được.
Trên
thế giới, việc đặt tên theo các danh nhân vẫn được cho phép với ý nghĩa
rất tích cực đó là danh nhân là những người mẫu mực của cả dân tộc vì
vậy là tấm gương để tất cả mọi người noi theo.
Hiện
nay chúng ta chưa có văn bản quy định những ai được coi là “danh nhân”
và “các nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự
tiến bộ”, thế nào là “vi phạm thuần phong mỹ tục”?
Việc
chưa đưa ra được các khái niệm nêu trên, như khái niệm “danh nhân” “các
nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ”,
“vi phạm thuần phong mỹ tục”… chính là thiếu xót của thông tư nói trên
vì nó chỉ mang tính định tính mà không có sự định lượng cụ thể đưa ra
những khái niệm mơ hồ không rõ ràng. Sự thiếu xót này sẽ dẫn đến khó
khăn trong việc áp dụng các quy định kể trên.
Việc
đặt tên doanh nghiệp theo tên danh nhân không có lý gì để cấm, nhất là
khi có những doanh nghiệp thực sự muốn đặt tên theo danh nhân để tỏ lòng
ngưỡng mộ, noi theo. Nhưng cũng có ý kiến rằng; phải xem xét tính 2
mặt, vì nếu doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng, lạm dụng thì có thể
ảnh hưởng đến tên tuổi danh nhân.
Nhẩm
tính theo các quy định trong thông tư thì sẽ thấy tên doanh nghiệp sẽ
không được trùng với các danh nhân, các địa danh lịch sử, giặc ngoại xâm
hoặc những người có tội với đất nước, với dân tộc…Trong lịch sử, có cả
hàng vạn giặc ngoại xâm vào xâm lược nước ta, rồi hàng trăm các địa danh
lịch sử, danh nhân… vậy cứ tránh hết các tên này tôi nghĩ phải lên tới
cả vạn cái tên “cấm kỵ”.
Như
vậy, Thông tư 10/2014 đang được rất nhiều người quan tâm. Việc quy định
cách đặt tên này có thể sẽ gây khó khăn nhiều hơn cho các doanh nhân
trong việc lựa chọn cho doanh nghiệp mình một cái tên mà lẽ ra không cần
phải phức tạp như thế.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hồng Thái
http://tacphammoi.net/quy-dinh-moi-ve-dat-ten-doanh-nghiep_n1398.aspx
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|