(Số lần đọc 10)
(VBF) - Búa rìu dư luận kịch liệt chỉ trích lời phát biểu thiếu chuẩn mực, xúc phạm giới “hiệp sĩ” hoạt động vì “thiên chức” được công chúng “thấp cổ, bé miệng” từ thời Trung cổ La Mã tôn vinh.
 Đó là câu nói “bất hủ” khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội của ông Đỗ Văn Đương – ĐBQH Đoàn TP.HCM đã cho rằng: “ Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”.
Đại biểu Đương căn cứ vào đâu để đưa ra nhận xét gây tổn thương thanh
danh những luật sư xả thân bảo vệ công lý. Là đại biểu Quốc hội, ông
Đương phải thận trọng trong khi phát ngôn. Chỉ có người xấu, không có
nghề xấu. Từ người phu quét rác đến bác sĩ, luật sư… đều cần thiết cho
cộng đồng. Nghề nào cũng có kẻ xấu, người tốt, “mía sâu có đốt, nhà dột
có nơi”, không thể vơ đũa cả nắm!
Nhiều luật sư bày tỏ sự phẫn nộ trước lời phát biểu hồ đồ của ông Đương: Luật sư Bùi Quang Nghiêm – Giám đốc Công ty luật Nghiêm & Chính cho rằng: Ông
Đương hiểu rất ít về nghề luật sư. Nếu chỉ có tiền thôi mà đạo đức
không có thì rất khó để có thể phát triển được… vì ý nghĩa lao động… bảo
vệ người yếu thế… nhiều người… theo đuổi những vụ án… miễn phí. Luật sư Trịnh Thanh – Trưởng Văn phòng luật sư Người nghèo cho rằng: Có rất nhiều luật sư đã tham gia bào chữa miễn phí… ông Đương là người ít kinh nghiệm thực tiễn. Luật sư Phạm Công Út – Giám đốc Công ty luật Phạm Nghiêm: ông
ấy (ông Đương)… tự ý đánh đồng cả giới luật sư ở Việt Nam chỉ vì tiền…
ông ấy nên xem lại tư cách của mình khi mặc định cho suy nghĩ hoặc thành
kiến… tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội là hoạt động tố tụng
bình thường ở các tòa án không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới văn minh.
Lẽ nào ông ấy cho rằng các luật sư gỡ tội đều chỉ vì tiền. Liệu gia đình
ông Nguyễn Thanh Chấn, Lê Bá Mai có đủ tiền để nhờ các luật sư bào chữa
cho mình không chỉ trong giai đoạn tố tụng mà ở cả giai đoạn hậu tố
tụng để đấu tranh minh oan cho những người vô tội đó và biết bao nhiêu
số phận khác rằng họ không hề có tội, trong khi Tòa án đã tuyên là họ có
tội? …Tôi vẫn mong ông ấy đính chính lại lời phát biểu mang tính thóa
mạ hơn là ý kiến xây dựng về hoạt động nghề nghiệp của giới luật sư. Nếu
là kiểm sát viên thì cũng không ai phát biểu trên báo chí để thóa mạ
giới luật sư như thế. Vì vậy, nếu ông Đương phát biểu nhận định như
trên, với quá khứ của một người từng ở vị trí kiểm sát viên thì cá nhân
tôi không thể không liên hệ tới những tiêu cực của một số kiểm sát viên
đã từng bị nêu trên mặt báo chí. Ông Nguyễn Đình Hà - Phó viện trưởng
VKSND huyện Triệu Sơn - nói với bị can: "Tội trạng của anh đã rõ rành
rành, anh mời luật sư lên để bào chữa là quá coi thường chúng tôi. Nếu…
không rút luật sư, chúng tôi không thể chiếu cố cho anh.
Không thể chấp nhận phát biểu của ông Đương. Vì …trợ giúp pháp lý
miễn phí, cho người nghèo, người dân tộc, trẻ em, người khuyết tật,
người có công được sự giúp đỡ miễn phí của giới luật sư… Tôi muốn ông ấy
đính chính lời phát biểu mang tính thóa mạ hơn là ý kiến xây dựng. Và
tôi cũng hy vọng sẽ không có những phát biểu thể hiện sự hoài nghi của
ông ấy với bất kỳ đối tượng ngành nghề… vì lương hoặc vì tiền. Nếu nói
ông ấy chỉ vì tiền mà làm việc… là sự thóa mạ vô liêm sỉ của người phát
ngôn… Không nên đánh đồng hai khái niệm lương… thù lao… nghề nào cũng
cần có lương hoặc thu nhập để sống.
Người Pháp có câu ngạn ngữ: “cái tôi là đáng ghét” (le moi est
haïssable) nhưng buộc ngưới viết bài này đề cập tới nghĩa cử vô vụ lợi
của luật sư: báo Sài Gòn Giải Phóng có bài “luật sư của người nghèo”;
báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh có bài tựa đề “người cãi chùa không mệt
mỏi”; báo Pháp luật Việt Nam với bài “…đi tìm công lý cho ba người bị
oan như thế nào”. Nội dung các bài viết ghi nhận:… báo còn mời luật sư
Trần Công Ly Tao (Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh) tham gia bào chữa miễn
phí cho các bị cáo. Mặc dù đường xá xa xôi, đi lại khó khăn nhưng LS Tao
cũng vui vẻ nhận lời” ( kèm tấm ảnh chụp các bị cáo được minh oan với LS Ly Tao).
Nếu ông Đương cho rằng: “ thực chất luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền”
thì hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước là hoạt động gì?
Có phải tổ chức này hoạt động nhằm mục đích phục vụ cho người có tiền
hay cho người thuộc diện nghèo, diện gia đình khó khăn, diện chính sách,
những hoàn cảnh cơ nhỡ vị thành niên… mà hàng trăm luật sư, hàng ngàn
vụ án đã được các luật sư tham gia mà không hề đòi hỏi quyền lợi vật
chất nào.
Từ những nhận định thiếu suy nghĩ trên của ông Đương nên ngày 31 tháng
10 năm 2014, tại Công văn số 258 của Chủ tịch Liên Đoàn Luật sư Việt Nam
gởi Chủ tịch Quốc hội và chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đề nghị làm
rõ nội dung phát ngôn của ông Đỗ Văn Đương. Công văn nêu: … ông
Đương còn quy chụp một cách thiếu căn cứ khi cho rằng thực chất luật sư ở
Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền… nhận định của ông Đương
không chỉ là một nhận định thiếu căn cứ mà còn hoàn toàn trái với quy
định của pháp luật (Điều 3 Luật Luật sư). Thư của Đ/c Bí thư Tỉnh ủy Quảng
Ninh gửi Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLSVN vì Trung tâm và các
luật sư của đã tham gia tư vấn, khuyên giải, xử lý về vụ việc khiếu kiện
đông người (chợ Hải Hà, Quảng Ninh) tháng 6/2014.
Theo tôi, cách tốt nhất ông Đương nên rút lại lời nói “cả vú lấp miệng
em” trước khi quá muộn thì giới luật sư nói riêng, cử tri nói chung mới
có thể tha thứ lời nói hồ đồ, xúc phạm thanh danh luật sư Việt Nam do
ông Đương phát ngôn.
Trước sự bất bình của giới luật sư, những tưởng ông Đương sẽ đau đáu về
lời nói hớ hênh, xoa dịu cơn thịnh nộ của dư luận. Đằng này ông Đương
lại “đổ thêm dầu vào lửa” qua cách giải thích “vòng vo tam quốc”: “..
tôi không nói luật sư bào chữa vì tiền mà là bào chữa cho người có
tiền, có tiền thì luật sư mới bào chữa, trừ luật sư chỉ định”. Cách “thanh minh” như thế xem ra không ổn.
Ngay cả sau phản ứng của giới luật sư bằng văn bản do Chủ tịch Liên đoàn
Luật sư Việt Nam ký, ông Đương còn cho rằng Liên đoàn Luật sư đã nhầm
lẫn về vai trò khi kiến nghị xem xét tư cách đại biểu của ông. Ngày
01/11 trao đổi bên hành lang Quốc hội, ông Đương tự tin cho rằng: kiến
nghị của Liên đoàn Luật sư là chuyện của người ta. Không có việc tôi
phải giải trình gì cả… đại biểu Quốc hội khi phát ngôn được miễn trừ
trách nhiệm. Ông Đương nhấn mạnh: tôi chưa nói chuyện đúng sai, nhưng đây là dân biểu nói tiếng nói của dân và không phải truy cứu trách nhiệm gì cả.
Ông Đương khẳng định “bảo lưu” quan điểm, không thay đổi, “đính chính”
vì điều ông nói đơn giản là nói tiếng nói của cử tri, nhân dân.
Ông Đương thể hiện bản lĩnh không chịu đầu hàng trước phản ứng trái
chiều, đặc biệt là Công văn số 258 của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt
Nam đề nghị Chủ tịch và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội xem xét tư
cách đại biểu Quốc hội của ông Đỗ Văn Đương. Nhưng cần phải trung thực,
không nên “cãi chày, cãi cối”. Dù Hiến pháp quy định đại biểu Quốc hội
khi phát ngôn được miễn trách nhiệm, không có nghĩa là đại biểu Quốc hội
muốn nói sao cũng được mà phải tôn trọng sự thật khách quan. Đại biểu
không được lợi dụng diễn đàn Quốc hội để xuyên tạc sự thật, xúc phạm
người khác. Ông Đương tự nhận mình thể hiện tiếng nói cử tri, dân biểu
ông nói tiếng nói của dân. Thử hỏi cử tri nào, dân nào nhờ ông lên tiếng
trái khuấy như thế, phải chăng ông Đương đã lợi dụng chức vụ đại biểu
Quốc hội tự đánh bóng thương hiệu đại biểu Quốc hội của mình một cách
trái khuấy. Còn vấn đề truy cứu trách nhiệm đối với ông Đương hay không
là do cơ quan chức năng thẩm quyền quyết định, cả Liên đoàn Luật sư lẫn
ông Đương không tự mình quyết định được!
Nghề luật sư là hoạt động xã hội nghề nghiệp, luật sư trang trải cuộc
sống nhờ tiền thù lao của khách hàng. Các tổ chức hành nghề luật sư (văn
phòng luật sư, công ty luật) còn phải nộp các khoản thuế, trả tiền thuê
mặt bằng, thanh toán tiền lương cho nhân viên văn phòng…
Không được phép “vơ đũa cả nắm” ông cha ta lưu truyền câu nói bất hủ
“mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Bên cạnh những lời góp ý chân thật
khách quan để loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh”. Cần thiết nên đề
cao, biểu dương những tấm gương “người tốt, việc tốt” đối với luật sư
có tâm lẫn có tầm.
LS Trần Công Ly Tao
(Nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh)
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
          
|