Vụ việc dân sự có dấu hiệu hình sự: Người có quyền khởi kiện nên chọn cách nào?
|
|
(Số lần đọc 5)
(VBF) - Điển hình cho những vụ việc dân sự có thể có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự là những vụ việc mà một chủ thể vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì phát hiện chủ thể đó có dấu hiệu đã bỏ trốn. Trong những trường hợp như thế, nếu được lựa chọn làm người tư vấn về mặt pháp lý cho chủ thể có quyền (người cho vay, cho mượn hoặc được bên kia thực hiện nghĩa vụ về tài sản), cần làm như thế nào để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể đó.
Tác giả xin nêu một số giải pháp có thể cân nhắc lựa chọn như sau:
Thứ nhất, tố giác tội phạm hình sự. Rõ ràng,
một trong các giải pháp mà chủ thể có quyền có thể thực hiện đó là gửi
đơn tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra có thẩm quyền về hành vi có
dấu hiệu vi phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140
Bộ luật Hình sự. Việc chứng minh chủ thể có nghĩa vụ có thực sự bỏ trốn
hay không, việc bỏ trốn có phải nhằm chiếm đoạt tài sản hay không, trên
cơ sở đó có cấu thành tội phạm Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
hay không, là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trường hợp
vụ án được truy tố, xét xử thì chủ thể có quyền có thể nộp đơn yêu cầu
tòa án giải quyết việc dân sự trong vụ án hình sự.
Song, cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng về việc khi nào, trong điều kiện như
thế nào thì lựa chọn giải pháp này. Bởi, lợi ích và mục đích mà chủ thể
có quyền cần đạt được trong trường hợp này là gì? Trước nhất đó phải là
việc thu hồi lại được giá trị vật chất mà chủ thể có nghĩa vụ đã vi
phạm. Theo đó, trên cơ sở lợi ích của chủ thể có quyền, thì giải pháp
này có nhiều hạn chế.
Thứ hai, khởi kiện vụ án dân sự. Đương nhiên,
trên cơ sở quan hệ vay, mượn tài sản, quan hệ hợp đồng giữa các bên, thì
việc chủ thể có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền khi chủ thể có
nghĩa vụ đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện là hoàn toàn có
cơ sở pháp lý.
Song, với việc chủ thể có nghĩa vụ đang có dấu hiệu bỏ trốn, nghĩa là về
mặt thực tế là đang không có mặt tại nơi cư trú, thì giải pháp này cũng
chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro trong việc xác định nơi cư trú của người
bị kiện.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS)
sửa đổi, bổ sung năm 2011 và hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị
quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao thì “Đối với trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định
yêu cầu lựa chọn tòa án giải quyết vụ việc dân sự phải có điều kiện, thì
tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu khi điều kiện đó xảy ra. Ví dụ: điểm a
khoản 1 Điều 36 của BLTTDS quy định: “Nếu không biết nơi cư trú, làm
việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn
cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải
quyết”. Như vậy, chỉ trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm
việc, trụ sở của bị đơn, thì nguyên đơn mới có thể yêu cầu tòa án nơi bị
đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản
giải quyết. Theo đó, trường hợp chủ thể có nghĩa vụ có dấu hiệu bỏ trốn,
chủ thể có quyền không biết người đó đang cư trú ở đâu, có thể thực
hiện việc khởi kiện tại tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở
cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với
việc chủ thể có nghĩa vụ có dấu hiệu bỏ trốn, không xác định được đang ở
đâu, thì việc giải quyết vụ án tại tòa án có nhiều bất lợi cho chủ thể
có quyền. Dưới đây xem xét hướng dẫn của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân
dân (TAND) tỉnh H. đối với việc này để làm rõ:
“Trong trường hợp khi nhận đơn khởi kiện mà người khởi kiện đã ghi
đầy đủ cụ thể, đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan và yêu cầu khởi kiện của họ thuộc thẩm quyền giải quyết
của tòa án thì các đơn vị phải thụ lý, giải quyết vụ án theo thủ tục
chung. Sau khi thụ lý vụ án, tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, nếu
người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không còn cư trú
hoặc hoạt động tại địa chỉ mà người khởi kiện cung cấp thì tùy từng
trường hợp sẽ xử lý như sau:
1. Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không
có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông
báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho tòa án nhằm mục đích giấu địa
chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì được coi là trường
hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu
địa chỉ, tòa án tiến hành thụ lý giải quyết theo thủ tục chung theo quy
định tại khoản 6 Điều 9 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Được coi là không có nơi cư trú ổn
định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú là trường hợp thay đổi nơi cư
trú, nơi làm việc nhiều lần mà không thông báo địa chỉ mới cho người
khởi kiện, cho tòa án nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người khởi
kiện.
3. Trường hợp sau khi đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ mà vẫn
không xác định được người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan hiện đang ở đâu, phía nguyên đơn cũng không cung cấp được địa chỉ
nào khác của bị đơn và không chứng minh được bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi
nơi cư trú nhằm mục đích cố tình giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối
với người khởi kiện thì áp dụng điểm i khoản 1 Điều 192 và khoản 1 Điều
168 BLTTDS để đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện cho
người khởi kiện”.
Liệu hướng dẫn này của TAND tỉnh H. có phải là một sự “đánh đố” đối với
chủ thể có quyền? Bởi chủ thể có quyền phải chứng minh được rằng chủ thể
có nghĩa vụ đang có “mục đích giấu địa chỉ, nhằm trốn tránh nghĩa vụ…”
thì vụ án mới được tòa án giải quyết, còn nếu không chứng minh được mục
đích này thì tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện. Về nguyên tắc thì đương sự
“có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án và chứng minh cho
yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp” (Điều 6 BLTTDS). Nhưng chứng
minh điều gì và chứng minh đến đâu thì cũng cần xem xét bản chất của vấn
đề. Xét về mặt thực tế, chủ thể có quyền chỉ có thể biết và cung cấp
chứng cứ về việc chủ thể có nghĩa vụ đang không hiện diện tại nơi cư trú
trong một thời gian. Còn việc chủ thể có nghĩa vụ đang “cố tình giấu
địa chỉ” hay không, có mục đích “trốn tránh nghĩa vụ” hay không lại là
yếu tố chủ quan, chủ thể có quyền không có đủ công cụ phương tiện, hay
các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chứng minh được yếu tố này. Hơn
thế, chủ thể có quyền cung cấp được các tài liệu chứng cứ về việc chủ
thể có nghĩa vụ có dấu hiệu bỏ trốn (bằng thực tế là chủ thể đó đang
không hiện diện tại nơi cư trú trong một thời gian, không có cách nào
liên lạc được) và việc quyền lợi của mình đang bị chủ thể đó xâm phạm,
thì xét thấy cũng đủ cơ sở để chứng minh cho yêu cầu của mình (giả định
rằng yêu cầu chỉ nhằm mục đích buộc chủ thể có nghĩa vụ phải bồi thường
hay thực hiện nghĩa vụ…). Cho nên, việc tòa án yêu cầu chủ thể có quyền
phải chứng minh rằng chủ thể có nghĩa vụ “có mục đích giấu địa chỉ, trốn
tránh nghĩa vụ” là không khả thi và “làm khó” cho đương sự. Thậm chí,
trường hợp chủ thể có quyền có thể chứng minh được các mục đích này, thì
liệu tòa án có tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo khoản 4 Điều 189
BLTTDS vì vụ án có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự?
Mặt khác, theo hướng dẫn tại mục 3 được trích dẫn trên đây, tòa án sẽ
trả lại đơn khởi kiện theo khoản 1 Điều 168 BLTTDS. Câu hỏi đặt ra là
căn cứ theo điểm nào của khoản 1 Điều 168 BLTTDS? Trên cơ sở phép loại
trừ, hai căn cứ mà tác giả cho là có thể phù hợp để áp dụng trong trường
hợp này là điểm đ (chưa có đủ điều kiện khởi kiện) và điểm e (vụ án
không thuộc thẩm quyền giải quyết của toàn án) khoản 1 Điều 168 BLTTDS.
Xét về thẩm quyền xét xử, như đã nêu trên đây, theo quy định tại khoản 1
Điều 36 BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP thì trường
hợp chủ thể có nghĩa vụ có dấu hiệu bỏ trốn, chủ thể có quyền có thể
thực hiện việc khởi kiện tại tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ
sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản. Theo đó, nếu chủ thể có quyền
nộp đơn khởi kiện tại tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối
cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản, thì vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử
của tòa án đó, nên việc trả lại đơn khởi kiện căn cứ theo điểm e là
không thỏa đáng. Xét về điều kiện khởi kiện, thì các điều kiện khởi kiện
đối với một vụ án dân sự thông thường gồm điều kiện về chủ thể khởi
kiện, điều kiện về thời hiệu khởi kiện và điều kiện về các tài liệu,
chứng cứ mà người khởi kiện cung cấp để chứng minh cho yêu cầu của mình.
Những yếu tố này đều phải xem xét trên cơ sở từng vụ việc cụ thể. Song,
nếu vì lý do người khởi kiện không biết được người bị kiện hiện đang ở
đâu, lại cũng không chứng minh được mục đích giấu địa chỉ, mục đích trốn
tránh nghĩa vụ của người bị kiện, mà tòa án trả lại đơn khởi kiện theo
căn cứ “chưa đủ điều kiện khởi kiện” thì thực sự không đảm bảo các quyền
và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Những phân tích trên đây nhằm làm rõ rằng, khi chủ thể có nghĩa vụ có
dấu hiệu bỏ trốn khỏi nơi cư trú, thì việc chủ thể có quyền thực hiện
việc khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án cũng không hề dễ dàng. Vấn đề đặt
ra là, khi nào và trong điều kiện như thế nào thì áp dụng giải pháp
này?
Thứ ba, yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự.
Theo tác giả, nếu vụ việc có hai “điền kiện cần” như sau thì chủ thể có
quyền có thể gửi đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân
sự theo quy định của pháp luật: (1) chủ thể có nghĩa vụ là cá nhân đã
vắng mặt khỏi nơi cư trú sáu tháng liền trở lên; (2) xác định được chủ
thể có nghĩa vụ có tài sản có thể được dùng để thanh toán nghĩa vụ. Theo
đó, chủ thể có quyền có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền thông báo tìm
kiếm vắng mặt tại nơi cư trú đối với chủ thể có nghĩa vụ theo quy định
tại Điều 74 Bộ luật Dân sự, đồng thời yêu cầu tòa án giao tài sản của
người vắng mặt cho một trong các chủ thể theo Điều 75 Bộ luật Dân sự
quản lý và có quyết định về việc người quản lý tài sản “thanh toán nợ
đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó” theo quy định tại
khoản 3 Điều 76 Bộ luật Dân sự.
Nếu vụ việc thỏa mãn hai “điều kiện cần” đã nêu ở trên thì đây là một
giải pháp khả thi. Song, không có nghĩa là giải pháp này không chứa đựng
những rủi ro. Một trong những rủi ro có thể kể đến, đó là việc chủ thể
có nghĩa vụ lại có nhiều khoản nợ khác nhau với các chủ nợ khác nhau.
Khi đó, nếu các chủ nợ đó cùng có yêu cầu về việc thanh toán, thì thứ tự
ưu tiên thanh toán sẽ là vấn đề được tòa án xem xét để có quyết định
phù hợp.
Từ những phân tích trên đây, theo quan điểm của tác giả, đối với một số
vụ án có dấu hiệu hình sự như tình huống đã đặt ra trong phần mở đầu của
bài viết, thì để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể có
quyền, việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo pháp
luật hình sự không phải là giải pháp tối ưu. Nếu có thể, thì việc yêu
cầu tòa án giải quyết việc dân sự là khả thi hơn cả; còn việc khởi kiện
vụ án dân sự chỉ là giải pháp “còn nước còn tát”.
Nguyễn Phương Thảo
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
          
|