Sáng ngày 22/11/2014, bà Trần Thị Kim
Châu (Hiệu trưởng Trường THCS Trà Lân, huyện Con Cuông, Nghệ An) dùng
điện thoại di động cá nhân nhắn
tin đến điện thoại bà Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An: “Vấn nạn hối lộ tình dục đang nhức nhối ở
Việt Nam
và sắp sửa đưa vào luật. Cô Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD&ĐT
tỉnh Nghệ An, vừa lên giám đốc đã đưa tài sản tự có của mình để đi… các
sếp liên quan. Chắc là muốn leo cao hơn trong kỳ ĐH sắp tới. Cẩn thận
phạm pháp đó cô giáo GĐ ạ!”.
Sau khi nhận được tin nhắn, phía Sở
GD&ĐT tỉnh Nghệ An có công văn đề nghị cơ quan công an vào cuộc và
cho rằng bà Châu có dấu hiệu vi phạm Luật viễn thông và đang đề nghị xử
lý. Tuy nhiên, bà Châu phản bác: “Tôi không vi phạm gì, bởi tôi gửi tin
nhắn qua điện thoại của tôi bằng hình thức thư tín chứ không phải phát
tán trên mạng truyền thông”.
Chúng
tôi đã trao đổi với luật sư Nguyễn Hồng Thái (Công ty luật Hồng Thái)
để làm rõ những nhận định, tranh cãi xoay quanh vấn đề này.
Luật
sư Nguyễn Hồng Thái cho rằng, đây là việc nhắn tin từ điện thoại cá
nhân sang điện thoại cá nhân chứ không phải phát tán trên mạng và nội
dung cũng không rõ ràng. Khó khẳng định được cô Châu vi phạm, vì thế
không thế nói có dấu hiệu vi phạm Luật viễn thông được.
Sau khi sự việc xảy ra, bà Châu đã trả
lời trước báo chí rằng, vào dịp 20/11/2014, bà Châu thấy bà Kim Chi
xuất hiện rất đẹp, quyến rũ trên truyền hình nên cho rằng đó là hành vi
“hối lộ tình dục” và bột phát gửi tin nhắn “cảnh
báo”.
Vậy liệu rằng đây có phải là hành vi “Hối lộ tình dục” không và hiện
nay luật pháp có quy định về chế tài xử lý đối với hành vi này như thế
nào?
Khi
nói về điều này, luật sư Nguyễn Hồng Thái cho rằng, hiện trạng hối lộ
tình dụng là có thật và nó không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này dường
như chỉ là sự nhắc nhở chứ không thể xác định là vi phạm pháp luật.
Luật
sư khẳng định, đây là sự cảnh báo và hoàn toàn không thể khẳng định là
tố cáo hay miệt thị người khác. “Vốn tự có” có ý nghĩa trừu tượng nên
khó xác định là cái gì, có vi phạm đạo đức hay ko. Cho nên trong việc
này, không thể khẳng định bà Châu vi phạm gì cả, không vi phạm đạo đức
mà cũng ko vi phạm pháp luật.
Vốn
tự có: Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ
sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới
dạng lợi nhuận giữ lại.
Vốn
tự có của con người được xác định theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa
đen là các thứ tự nhiên con người có được. Nghĩa bóng thì nhiều nghĩa và
đa dạng, có nghĩa ẩn ý một số người thường dùng biểu thị sự "bán thân"
để phục vụ lợi ích cá nhân...
Điều 12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông.
1.
Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; Gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội; Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; Tuyên truyền chiến
tranh xâm lược; Gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn
giáo; Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn
xã hội, mê tín dị đoan; Phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
2. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.
3.
Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; Trộm cắp,
sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông
tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
4. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
5. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
6.
Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng
viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
Nguyễn Xinh (thực hiện)Theo
seatimes
http://doisong.vn/nguoi-nhan-tin-doc-cho-giam-doc-so-gddt-co-bi-xu-ly-n11447.html