Theo điều 174 BLDS 2005 thì đất được coi là một loại tài sản, Luật Hiến pháp 2013 và Luật Đất đai 2013 thì đều quy định: Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Có thể thấy đây là một tài sản đặc biệt. Vậy chế độ sở hữu về đất đai có gì khác biệt so với những loại tài sản khác?
Theo quy đinh của pháp
luật thì quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình bao
gồm: chiếm hữu, sử dụng và đinh đoạt. Đối với loại tài sản đặc biệt là đất đai
thì việc thực hiện các quyền năng này có nhiều điểm cần chú ý. Cụ thể:
Thứ nhất, quyền chiếm hữu đất đai:
Nhà nước nắm giữ một
cách tuyệt đối, không điều kiện và thời hạn toàn bộ tài nguyên đất thuộc phạm
vi lãnh thổ của mình. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, thực hiện quản
lí thống nhất, Nhà nước trao quyền này cho các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân sử dụng ổn định, lâu dài thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất,
cho phép nhận, chuyển nhượng quyền sử đụng đất và công nhận quyền sử dụng đất. Đồng
thời Nhà nước vẫn thực hiện quyền chiếm hữu đất đai của mình thông qua các
hoạt động như đo đạc, khảo sát, đánh giá, phân hạng đất trên phạm vi cả
nước để nắm bắt được tình trạng đất và biến động từ đất.
Để
làm rõ những khác biệt giữa quyền chiếm hữu của Nhà nước và người sử dụng đất,
ta có bảng so sánh sau:
Tiêu chí
|
Quyền chiếm hữu đất đai của Nhà
nước
|
Quyền chiếm hữu đất đai của người
sử dụng đất
|
Cơ sở của việc chiếm hữu
|
Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu
đất đai trên cơ sở là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai
|
Người sử dụng đất thực hiện quyền
chiếm hữu đất đai trên cơ sở quyền sử dụng đất của mình
|
Sự xuất hiện
|
Có trước. Nhà nước không trực tiếp
sử dụng đất mà giao cho người sử dụng đất quyền chiếm hữu, sử dụng mảnh đất
đó
|
Là quyền phái sinh( có sau). Nó
chỉ có thể phát sinh trên cơ sở được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cho
phép nhận quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất
|
Thời gian của quyền chiếm hữu đất
đai
|
Vĩnh viễn, trọn vẹn. Không bao giờ
mất đi mặc dù đã giao hoặc chưa giao đất cho bất cứ tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân nào sử dụng ổn định lâu dài
|
Chỉ được chiếm hữu từng diện tích
đất nhất định mà Nhà nước giao, cho thuê trong một khoảng thời
gian nhất định và không được thay đổi mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã quy
định
|
Tóm lại, người sử dụng đất tuy cũng có quyền chiếm hữu nhưng là
chiếm hữu để sử dụng theo quy định của Nhà nước.
Thứ hai, quyền sử dụng
đất đai: Quyền sử dụng đất được hiểu là quyền khai thác các thuộc tính có
ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế-XH của đất nước.
Nhà nước không tự mình trực tiếp sử dụng toàn bộ đất đai mà tổ chức cho toàn xã
hội sử dụng đất vào mọi mục đích. Quyền sử dụng đất được giao cho người sử dụng
(tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) trên những thửa đất cụ thể. Nhưng không vì thế
mà Nhà nước mất đi quyền quyền năng của mình, Nhà nước sẽ quản lí thông qua các
hình thức như sau: xây dựng, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cụ thể, xây dựng ban hành các quy phạm pháp luật về quản lí và sử dụng đất
,…Đồng thời người sử dụng đất cũng phải nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền
sử dụng đất, chi phí trước bạ, địa chính và tiền sử dụng đất cho Nhà nước,…
Theo
điều 105, 106 BLDS 2003 thì “ ngoài những quyền chung thì người sử dụng đất còn
có những quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”. Tuy nhiên không nên đồng
nhất giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất. Để cụ thể, ta
có bảng sau:
Tiêu
chí
|
Quyền
sở hữu đất đai
|
Quyền
sử dụng đất
|
Thời
điểm xuất hiện
|
Là
quyền ban đầu, có trước
|
Là
quyền phái sinh( có sau)xuất hiện khi được Nhà nước giao đất, cho phép nhận
chuyển quyền sử dụng đất hay công nhận quyền sử dụng đất
|
Tính
chất
|
Là
quyền trọn vẹn, đầy đủ
|
Là
quyền không trọn vẹn, không đầy đủ. Nó được thể hiện qua:
-Người
sử dụng đất không có đầy đủ các quyền năng như Nhà nước với tư
cách là đại diện chủ sở hữu
-Không
phải bất cứ người nào có quyền sử dụng đất hợp pháp cũng có quyền chuyển đổi,
tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê,..mà PL quy định
-Không
phải đối với bất cứ đất nào người sử dụng cũng có đầy đủ các quyền năng như
trên
|
Cách
thức tồn tại
|
Là
một loại quyền tồn tại độc lập
|
Là
một loại quyền phụ thuộc. Tính phụ thuộc thể hiện ở chỗ người sử dụng đất
không được tự mình quyết định mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện
mà phải hành động theo ý chí của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu
được giao
|
Điều
đó làm phát sinh sự khác nhau giữa quyền sử dụng đất của Nhà nước với quyền sử
dụng đất của người sử dụng. Cụ thể:
Tiêu
chí
|
Quyền
sử dụng đất của Nhà nước
|
Quyền
sử dụng đất của người sử dụng
|
Cơ
sở phát sinh
|
Dựa
trên cơ sở Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai
|
Xuất
hiện khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận quyền sử dụng
đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước
|
Thời
gian sử dụng đất
|
Vĩnh
viễn, trọn vẹn và không bị ai hạn chế
|
Bị
hạn chế bởi diện tích, thời hạn và mục đích sử dụng
|
Tính
chất
|
Mang
tính gián tiếp và trìu tượng
|
Mang
tính trực tiếp và cụ thể
|
Thứ ba, quyết định đoạt đối với đất đai:
Quyền định đoạt đối với
đất đai được hiểu là quyền quyết định số phận PL của đất đai. Quyền định
đoạt này gắn liền với quyền quản lý về đất đai làm tăng thêm vai trò của Nhà
nước trong việc tổ chức sử dụng đất đai và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng
này.
Nhà
nước thực hiện quyền định đoạt đất đai bằng các phương thức chủ yếu sau:
· Thông qua các
hành vi giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi
đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất
· Nhà nước quyết
định mục đích sử dụng của từng loại đất thông qua việc quyết định, xét duyệt
quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và chỉ có cơ quan có
thẩm quyền mới được thay đồi mục đích sử dụng đất
· Nhà nước quy định
về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất nhằm đảm bảo việc sử dụng đất là
hợp lí, ổn địn và lâu dài
· Thông qua việc
định giá đất để Nhà nước thực hiện việc quản lí đất đai về mặt kinh tế
· Nhà nước quy định
các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và có cơ chế để bảo đảm trên thực
tế, các quyền và nghĩa vụ này được thực hiện.
Những quyền năng của người sử dụng đất liên quan đến việc định
đoạt số phận pháp lý của từng thửa đất cụ thể được thể hiện qua việc chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng
đất theo những quy định cụ thể của pháp luật. Những quyền năng này là hạn chế
theo từng mục đích sử dụng, phương thức nhận đất và đối tượng nhận đất… mà pháp
luật cần quy định cụ thể.
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|