ShortLink
Khoảng 5 năm trở lại đây, hàng loạt những vụ giết người man rợ, gây chấn động xã hội đã liên tiếp xảy ra, ngày càng tăng về số vụ, mức độ tàn ác, được gây ra bởi người còn rất trẻ. Một sự trùng hợp đau lòng, là những Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa, Vi Văn Mằn, Nguyễn Hải Dương, Hồ Chí Bảo, Đặng Văn Hùng… đều thuộc thế hệ 8X, hay chớm qua 9X – lứa tuổi lớn lên trong thời đại @…
Do game online hay giáo dục?
Nói về sự ‘trẻ’ của các vụ thảm sát kinh hoàng xảy ra gần đây, Luật sư
Nguyễn Hồng Thái – Giám đốc Cty luật quốc tế Hồng Thái & Đồng nghiệp
đã cho rằng: “Căn nguyên của những vụ thảm sát này điều trước tiên, cần
nói đến đó là vấn đề giáo dục nhân cách cho lớp trẻ. Khi con trẻ thiếu
sự giáo dục về nhân cách sống, sẽ khiến họ thiếu tính kiềm chế, kiên
nhẫn cộng thêm sự bồng bột của thanh thiếu niên đã dẫn đến hành xử tàn
bạo.
Nguyên nhân thứ hai phải kể đến kinh tế
suy thoái. Khi người trẻ không có công ăn việc làm thu nhập ổn định sẽ
nảy sinh những mâu thuẫn và bức xúc rồi tìm cách để kiếm tiền bằng cách
lao vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật và thậm chí là giết
người, cướp tài sản…
Thứ ba, một phần không nhỏ khiến tâm lý
người trẻ thay đổi và bị ảnh hưởng từ những trò game bạo lực mang tính
chiến đấu, đâm chém tàn nhẫn đã làm ảnh hưởng đến tâm lý và hành xử của
những người trẻ tuổi.”
Vấn đề “lỗ hổng” giáo dục nhân cách, đạo
đức “xuống cấp” khá khó để đo lường, chỉ rõ. Và nhiều năm qua, vấn đề
này đã trở thành “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, nên xin không khai thác
sâu.
Về kinh tế suy thoái, rõ ràng đã có ảnh
hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, nhưng khó thể lấy làm lý
do để biện minh cho sự tàn độc đến rợn người của các sát thủ.
Trong đánh giá của luật sư Nguyễn Hồng
Thái “Đặc biệt, các vụ thảm sát diễn ra gần đây rất dã man, đều nhằm
tước đoạt mạng sống đến cùng của nạn nhân. Hung thủ đều ra tay rất tàn
bạo đó là đâm, cứa cổ, tước đoạt và thảm sát rất nhiều người…” đã khiến
người viết liên tưởng tới những cuộc đấu súng, đấu dao trong các geme
như Đột kích, Truy kích, Biệt kích…
Phải chăng, các game thủ mang những hành
động đó ra ứng dụng ngoài đời sống thường nhật, với đầy đủ sự tàn bạo,
khát máu, tiêu diệt tới người cuối cùng, với sự lạnh lùng và vô cảm (?)
Và thực tế trong các vụ thảm sát, giết
người tàn độc kia, không phải không có bóng dáng của game online, của
những “kiếm sĩ”, “đấu sĩ”, “xạ thủ”…
Đầu tiên, phải kể tới sát thủ Lê Văn
Luyện, người đã thảm sát dã man gia đình chủ hiệu vàng Ngọc Bích ở Bắc
Giang. Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên báo ANTG đã sững sờ khi
biết thông tin: “Hồi còn nhỏ, Luyện được tiếng “hiền như đất”. Với bản
tính nhút nhát, Luyện hay bị bạn cùng trang lứa bắt nạt. Theo người thân
của Luyện cho biết, bắt đầu từ năm học lớp 8, Luyện chểnh mảng việc học
và có biểu hiện trộm cắp tiền của bố mẹ, rồi cùng bạn bè xấu lên Lạng
Sơn chơi bời… Cũng từ thời điểm này, Luyện sa vào các trò game online
bạo lực trên mạng internet”.
Theo lời khai ban đầu của hung thủ,
nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là“muốn kiếm tiền để trả nợ và chơi
game online “Kiếm thế” trên mạng internet, còn một phần để dành cho bố
mẹ.” Vậy có phải nhờ “Kiếm thế”, Luyện mới bớt nhút nhát, mới đủ dũng
khí xuống tay tàn nhẫn với cả một gia đình vô tội, trong đó có một em bé
mới 18 tháng tuổi?
Còn Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ đã giết và cắt
đầu người yêu cũ ở Hà Nội trước đây cũng được các tờ báo ngành công an
thông tin rằng: “Sau những tiết học ở giảng đường, Nghĩa lao vào chơi
game dẫn đến việc học hành chểnh mảng…”
Đến vụ thảm sát kinh hoàng diễn ra tại
Bình Phước mới đây, theo lời khai của Nguyễn Hải Dương “do biết em Vỹ
nghiên game nên hứa cho tiền để xuống mở cửa”. Khi vụ án khép lại, có
thể việc nghiện game của em Vỹ là “cánh cửa” duy nhất giúp Nguyễn Hải
Dương và đồng phạm tàn sát toàn bộ 6 người vô tội.
Đối với những “sát thủ” ở miền núi, vùng
sâu vùng xa như Vi Văn Mằn hay Đặng Văn Hùng, hiện chưa có thông tin về
việc game online có ảnh hưởng tới hành vi “máu lạnh” của họ. Còn nhớ,
trong một chuyến công tác Con Cuông, Nghệ An (không xa bến đò Chôm Lôm –
nơi xảy ra vụ lật đò làm 19 em nhỏ thiệt mạng), một chủ tiệm internet ở
đây đã kể: “Thấy trẻ con hái chanh non, bắt gà đang ấp… đi bán lấy tiền
chơi net”, nên chị tính đóng cửa… (?)
Không chỉ ở thành thị, từ nửa đầu những
năm 2000, “cơn bão game online” đã càn quét tới cả những làng quê, thôn
bản, để lại trong đầu những người trẻ, nhất là các em thiếu niên đang
trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách những “cái gì đó”, có
thể là kỹ năng sử dụng máy tính, có thể là sự hung ác tưởng đã kết thúc
từ thời Trung cổ !?
Phải chăng là sự “đánh đổi” ?
Những năm 2000, cứ mỗi mùa hè về, trên
các báo chí, trang tin lại xuất hiện những loạt bài dài “Mùa game online
lại về”, “Mùa hè bão nổi”… Trong mùa hè đó, có rất đông nam thanh nữ tú
quăng mình vào thế giới ảo để thành lập bang, hội, nhóm, để thách đấu,
công thành, hay ‘hành tẩu giang hồ”… Vào thế giới ấy, những người trẻ
không muốn ra, hoặc không thể thoát ra. Ở đó, họ được thỏa thích chém
giết, bắn vào đầu, hay cắt cổ đối phương mà không lo bị trừng phạt, bỏ
tù như ngoài đời thực…
“Nhân lực” chính trong mùa hè đó, là chúng tôi, thế hệ 8x được tiếp cận và tận hưởng internet.Có một anh học văn sau khi “thoát game” ra trường, đã đùa: “Nhà văn Chu
Hảo từng nói người ta mất cả đời để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi
“mình sống để làm gì?”, nhưng mình thời ấy, chỉ game và game…” Có lẽ,
không ít người ở thế hệ 8X, 9X “đời đầu” thời điểm đó đã không cần đi
tìm lời giải, họ đã có game online, với đầy đủ hỉ nộ ái ố trong đó, dù
là ảo.
Còn nhớ, giai đoạn từ 2008, cứ mỗi mùa
hè về, người viết lại xin gặp, hay gọi điện trao đổi với Giám đốc Sở
TTTT TP.HCM Lê Mạnh Hà về thị trường game, game online giáo dục, game
online bạo lực… Ông Lê Mạnh Hà ủng hộ game online giáo dục, ủng hộ doanh
nghiệp hướng tới xuất khẩu, và ông cũng nói một câu có lẽ khiến người
nghe nhớ mãi: “Game online bạo lực, dù có mang lại doanh số 5 tỉ, 10 tỉ
USD, nhưng nếu ảnh hưởng tới sự phát triển của con người, thì cần phải
dẹp bỏ…”
Rất tiếc, tâm huyết ấy đã không thể thực
hiện một cách triệt để, bởi trong thế giới rất “phẳng” hiện tại, doanh
nghiệp có rất nhiều cách lách như: Phát hành game lậu, đặt server ở nước
ngoài… để thoát khỏi sự kiểm soát của cơ quan quản lý mà vẫn thu hút
được người chơi.
Game online không có lỗi, bởi nó cũng
như cây gậy, con dao, khẩu súng vô tri. Lỗi là do người sử dụng thiếu
chin chắn, thiếu bản lĩnh để cưỡng lại sức hút, sự mê hoặc của nó!
Ngày nay, sau khoảng 10 năm bùng nổ, sức
hút của game online đã bớt đi, nhiều nhà phát hành game đã đóng cửa
hoặc chuyển hướng kinh doanh đa ngành, thành công ty, tập đoàn internet
giàu có.
10 năm ấy, doanh thu hàng chục tỉ
đồng/tháng nhờ phát hành game có lẽ đã góp phần làm nên một bộ mặt sáng
sủa hơn cho ngành CNTT, nội dung số Việt Nam. Nhưng sự tươi sáng của
“doanh nghiệp lớn” nào đó có lẽ cũng được lót đường bởi sự tăm tối, mờ
mịt của tương lai không ít người ở lứa 8X, 9X – những người may mắn được
sinh ra trong thời đại bùng nổ về công nghệ, nhưng đầy cám dỗ, lắm nguy
cơ.
Theo dõi những vụ thảm sát liên miên ở
khắp các vùng miền, từ thành thị tới miền núi, không ít bậc cha, mẹ,
anh, chị đã từng lặn lội đi tìm con em mình ở các tiệm internet xót ra
rằng: “10 năm bão nổi” ấy, “nhờ” game bạo lực, nhiều sát thủ trong thế
giới ảo giờ đã bước ra đời thực (?)
Đoàn Kiên Giang/Công luận
http://shortlink.vn/j5fk1tc178/v/nhung-%E2%80%98sat-thu%E2%80%99-da-tu-the-gioi-ao-buoc-ra-doi-thuc.html