ứng dụng vật liệu ORP Omega tại gia đình các bệnh nhân đang được điều
trị rối loạn mỡ máu, các kết quả xét nghiệm sau 1 tháng và 2 tháng cho
thấy, thông số Cholesterol toàn phần và LDL-C giảm có ý nghĩa theo từng
thời điểm nghiên cứu”.
Bệnh viện Tim kết luận, máy lọc nước
RO thế hệ mới của Kangaroo có khả năng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rối
loạn mỡ máu. Thậm chí, thông báo này còn khẳng định: “Từ kết quả nghiên
cứu đề tài, chúng tôi đề xuất nên xử dụng máy lọc nước RO Kangaroo tại
gia đình các bệnh nhân, người có nguy cơ nhiễm mỡ máu cao ở độ tuổi
trung niên như một phương pháp hỗ trợ điều trị ngăn ngừa rối loạn mỡ
máu. Tập đoàn Kangaroo có thể sử dụng kết quả này trong hoạt động kinh
doanh quảng cáo của mình…Đề nghị tập đoàn Kangaroo tuyên truyền thông
tin rộng rãi tới cộng đồng để nâng cao ý thức phòng chữa bệnh đối với
căn bệnh nguy hiểm này", thông báo của Bệnh viện Tim Hà Nội về kết quả
thử nghiệm lâm sàng máy lọc nước RO Kangaroo nêu.
Dựa vào thông báo này của Bệnh viện
Tim Hà Nội, Tập đoàn Kangaroo đã rầm rộ quảng cáo với nội dung máy lọc
nước KG 110 Omega có thể ngăn ngừa mỡ máu.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ động
cơ, mục đích của việc xác nhận của ông Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội về
tác dụng của máy lọc nước. Khó có khả năng ông Giám đốc Bệnh viện Tim
Hà Nội lại mơ hồ trong thông báo về kết quả xét nghiệm. Điều lạ lùng bản
thân ông Giám đốc bệnh viện Tim lại không hiểu tính năng của máy lọc
nước mà lại xác nhận máy lọc nước có thể ngăn ngừa được bệnh mỡ máu.
Kangaroo bị xử thế nào?
Dư luận cũng bày tỏ băn khoăn, nếu Tập
đoàn Kangaroo quảng cáo sản phẩm máy lọc nước không đúng thực tế thì
căn cứ theo các quy định của pháp luật sẽ xử lý ra sao? Nếu giám đốc
Bệnh viện Tim Hà Nội vì mục đích gì đó mà ra thông báo không chính xác,
gây sự hiểu lầm cho người tiêu dùng thì có phải chịu trách nhiệm.
Trao đổi với Kiến Thức, Luật
sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật quốc tế Hồng Thái và đồng
nghiệp nhận định, nếu tập đoàn Kangaroo quảng cáo phóng đại, không đúng
sự thật về hiệu quả của sản phẩm thì cơ quan chức năng sẽ thẩm định và
đưa ra kết luận hiệu quả của sản phẩm. Nếu xác minh hành vi quảng cáo
trên là gian dối thì Tập đoàn này sẽ phạm vào tội “Quảng cáo gian dối”.
“Tội quảng cáo gian dối được quy định
cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi cấu thành tội phạm, khung hình phạt và
các quy định khác liên quan, cụ thể:
Về cơ sở pháp lý: theo Điều 168 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:
1. Người nào quảng cáo gian dối về
hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Về hành vi Cấu thành tội phạm:
Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định
Lỗi: cố ý
Hành vi: người phạm tội có hành vi
quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ. Đây là hành vi đưa ra thông tin
sai sự thật trong nội dung quảng cáo về loại hàng hóa, dịch vụ nào đó.
Hình thức quảng cáo có thể qua phương tiện thông tin đại chúng như đài
truyền hình, đài phát thanh, báo chí hoặc qua các biểu hiện…
Hành vi quảng cáo gian dối chỉ cấu
thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu hành vi quảng cáo gian
dối chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì hành vi quảng cáo gian dối chỉ bị
coi là tội phạm khi bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
c) Hình phạt
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 5
triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm đến năm năm.
Nói về việc Giám đốc
Bệnh viện Tim Hà Nội ra bản thông báo khiến doanh nghiệp lợi dụng bản
thông báo này để quảng cáo rầm rộ những thông tin được cho là gian dối,
Luật sư Thái đánh giá, cần xem xét việc ra thông báo xác nhận là gì? Có
thể doanh nghiệp lợi dụng xác nhận về kết quả nghiên cứu. Trước khi đánh
giá cần xem xét lại, nếu chỉ là xác nhận máy tham gia đề tài khoa học
đó thì không sao. Vì thế, có các vấn đề là: thứ nhất, xem thẩm quyền
người xác nhận có đúng chắc năng xác nhận không? Thứ hai, xem nội dung
xác nhận có vi phạm gì không? Đã đúng quy trình chưa? Có sai pháp luật
không? Thứ 3, xem hành vi quảng cáo có gian dối và sai sự thật không?
Thứ tư, nếu sai sự thật thì hậu quả thể nào? Từ hậu quả thì mới đưa ra
cách xử lý. Khi sai ở khâu nào thì xử lý khâu đó.
Xung quanh những thông tin trên, trao đổi với báo chí,
Bộ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: "Vấn đề này tiêu chuẩn
của Bộ Y tế quản chặt lắm. Họ cứ quảng cáo thế thôi chứ muốn được đưa ra
thị trường phải được cấp phép, lưu hành; phải được công bố nghiên cứu
chính thức, đánh giá an toàn, rồi đến mức độ hiệu quả tiêu chuẩn cụ
thể...”.
"Phải xem lại xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Việc xác nhận của
các cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào quy chế về thử nghiệm lâm sàng
trang thiết bị và thuốc rất chặt chẽ và có điều luật cụ thể, còn anh làm
sai hay cố tình làm sai thôi. Nếu sai thì phải xử lý". - Bộ trưởng
Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Hải Ninh
http://kienthuc.net.vn/hoi-dap/kangaroo-quang-cao-lao-ve-may-loc-nuoc-se-bi-xu-ly-ra-sao-580091.html#.VjCQ_7cutbk.facebook