Ném và Quăng là hai hành vi thể hiện hai thái độ hoàn toàn khác nhau. Quăng mũ, và lén lút có thể nào được xem là côn đồ được hay không? Điều này chỉ có ở Hà Tĩnh mới có thể nhầm được?
Án treo là
“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ
vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không
cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời
gian thử thách từ một năm đến năm năm.” Và điều kiện cho người bị kết án phạt
tù được hưởng án treo được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết
01/2013/NQ-HĐTP ngày 14/10/2013 của Hội đồng thẩm phám
Tòa án nhân dân tối cao/
Về
nguyên tắc, khi một người phạm tội có nhân thân tốt, chưa từng bị tiền án, tiền
sự, chưa bị xử phạt hành chính hoặc đã bị xử phạt hành chính mà thời gian được
coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày
phạm tội lần này đã quá 6 tháng, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi
phạm tội của mình, khắc phục hậu quả xảy ra, có nơi cư trú rõ ràng, có khả năng
tự cải tạo và bị Tòa án tuyên mức án không quá ba năm tù thì người phạm tội có
cơ sở đề nghị Tòa án cho hưởng án treo kèm theo một thời gian thử thách từ một
năm đến năm năm.
Mặc dù, điều kiện cho hưởng “án treo” đối với người phạm tội
được Hội đồng thẩm phán TANDTC quy định rõ ràng là thế nhưng trong thực tế việc
áp dụng luật về điều kiện hưởng “án treo” tại Tòa án các cấp chưa có sự thống
nhất, khách quan và đúng luật.
Cụ thể như trong trường hợp báo chí đã đưa tin trước đó:
Vào ngày 30/4 Phạm Đức Thảo (42 tuổi, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân) bị cảnh sát
bắt quả tang đánh bạc tại nhà riêng cùng 3 người là Hoàng Văn Thắng (48 tuổi, trú thị xã Hồng
Lĩnh), Nguyễn Tiến Hải (55 tuổi), Lê Xuân Trường (46 tuổi). Tổng tiền thu gần 4
triệu đồng. Trong số này ông Thảo, Hải và Trường đang có tiền sự về hành vi
đánh bạc do mới bị xử phạt hành chính vào tháng 12/2014.
Tại phiên xử lưu động
ngày 12/8, TAND thị xã Hồng Lĩnh phạt bị cáo Thảo 12 tháng tù giam. Các bị cáo
Hải, Trường, Thắng nhận án tù treo 5-9 tháng.
Trong khi cũng có một trường hợp: Vào ngày 20/7/2015 anh Võ
Văn Đức (27 tuổi, Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc) bị khởi tố về tội “Cố ý hủy hoại
tài sản” về hành vi lấy mũ bảo hiểm quăng vỡ kính chắn gió ô tô của vợ chồng
anh chị X, tài sản bị thiệt hại là 4,5 triệu đồng. Anh Võ Văn Đức không có tiền
án, tiền sự, có 04 tình tiết giảm nhẹ theo Điều 46 BLHS và đã từng bị xử phạt
hành chính 500 nghìn đồng về tội gây rối trật tự công cộng năm 2012.
Tại phiên xử sơ thẩm
ngày 30/09/2015, TAND huyện Can Lộc phạt bị cáo Võ Văn Đức 08 tháng tù giam.
Xét
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự là một năm
kể từ ngày hành vi được thực hiện. Áp dụng với ba bị cáo trong vụ trên thì chưa
hết "thời hiệu tiền sự". Do vậy, họ không đủ điều kiện để được hưởng
án treo.
Còn
trong trường hợp dưới, bị cáo Võ Văn Đức mặc dù đã bị xử phạt hành chính năm
2012 nhưng đã hết thời hạn xóa án tích nên việc Tòa án tuyên 08 tháng tù giam
mà không xem xét cho hưởng “án treo” là không phù hợp với quy định của Nghị quyết
01/2013/NQ-HĐTP đã nêu.
Vậy,
hai bản án trên được tuyên như vậy là không khách quan và có dấu hiệu ra bản án
trái pháp luật.
Trong
thực tiễn tiến hành tố tụng, việc áp dụng “án treo” trong hai trường hợp trên
nói riêng và trong các trường hợp khác tại các Tòa án nói chung còn tùy nghi,
chưa thống nhất là do quy định của BLHS nước ta chưa thật sự chặt chẽ còn nhiều
kẽ hở. Ngay tại Điều 47 BLHS quy định “Khi
có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này,
Tòa án “có thể” quyết định một hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt…” và Điều 2 Nghị Quyết số
01/2013/NQ-HĐTP ngày 14/10/2013 quy định “Chỉ “có thể” xem
xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau”, như vậy, theo cách hiểu của người tiến hành tố tụng, do luật
quy định có từ “có thể” trong việc
áp dụng luật, nên Tòa án, Viện kiểm sát, Công an thường vin vào từ “có thể” để áp
dụng điều luật một cách linh hoạt, chủ quan mà không ai “có thể” áp đặt việc áp
dụng luật cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể nói, chính vì điều luật ghi
hai từ “có thể” nên từ đó, việc Tòa
án có hay không xem xét cho người phạm tội được hưởng án treo khi họ có đầy đủ
điều kiện hưởng theo luật cũng được coi như không trái luật.
Hiểu ngôn từ luật một cách máy móc của các cơ quan tiến hành tố tụng
đã tạo một tiền lệ xấu trong tố tụng và áp dụng luật. Việc hiểu luật một cách “có
thể” như trên vô hình chung đã tạo điều kiện cho việc “chạy án” nhận “hối
lộ” của cơ quan tiến hành tố tụng, án oan sai ngày một tăng, tòa án coi thường
việc xử án đúng người đúng tội và mặc nhiên cho rằng việc xử mấy tháng tù so với
mấy tháng án treo không khác nhau là mấy, nên nếu có sai sót thì cũng được cơ
quan cấp trên cũng bỏ qua, vì đây là sai sót nhỏ, không đáng để cơ quan cấp
trên xem lại bản án theo thủ tục “phúc thẩm”, “tái thẩm” và “giám đốc thẩm”.
Việc áp dụng điều kiện hưởng “án treo” cho người phạm tội đúng
theo quy định, tinh thần Nghị Quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 14/10/2013 một cách
khách quan, thống nhất và đúng luật, các nhà lập pháp, người làm luật cần sử dụng
cụm từ chặt chẽ, không nước đôi hoặc cụm từ được hiểu theo nhiều nghĩa.
Theo
bản án số 29/2015/HSST, bị cáo Đức không có tình tiết tăng nặng. Thêm nữa, lại
có bốn tình tiết giảm nhẹ: Một, Sau khi sự việc xảy ra,
bị cáo đã ý thức được hành vi sai trái của mình nên đã tự nguyện bồi thường thiệt
hại; Hai, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo
thành khẩn khai báo, có thái độ ăn năn, hối lỗi; Ba, bị
cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; Bốn,
bị cáo có ông nội là liệt sỹ, bố vợ là thương binh 4/4, thuộc diện gia đình
chính sách. Do đó, bị cáo được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự (BLHS). Anh Đức đang nuôi con nhỏ và
là trụ cột kinh tế trong gia đình thì việc
tuyên xử án tù là chưa phù hợp.
Như
vậy, với hành vi quăng chiếc mũ một cách lén lút như camera quay lại và vết lõm
nhẹ trên kính chắn gió phía sau mà phải chịu mức án phạt 8 tháng tù giam thì quả
thật là chưa công bằng.
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|