Lắp vẫn phạt?
Theo Thông tư 57 của Bộ Công an, từ 06/01/2015, ô tô sẽ bị phạt từ 300 - 500.000 đồng nếu không trang bị
bình chữa cháy đúng quy định.
Quy định trên đang thu hút sự chú ý của dư luận, đa phần là các ý kiến phản đối.
Trao đổi với BizLIVE,
luật sư Nguyễn Hồng Thái (Giám đốc Công ty Luật quốc tế Nguyễn Hồng Thái) cho rằng quy định trên là không hợp lý.
Luật sư Thái cho biết, các xe ô tô ở Việt Nam đều không được thiết
kế để lắp bình chữa cháy, vì vậy nếu cố tình lắp bình là thay đổi kết
cấu, vi phạm điều 55 Luật Giao thông đường bộ.
Cụ thể, luật này quy định chủ phương tiện không được tự thay đổi
kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe đã được cơ quan thẩm quyền phê
duyệt.
Thứ hai, theo điều 41 Nghị định 167, trang bị lắp đặt sử dụng
phương tiện PCCC chưa được kiểm định về chất lượng, mẫu mã theo quy định
bị phạt tới 5 triệu đồng.
Trong khi đó, trên thị trường bày bán hiện nay bày bán rất nhiều
các bình chữa cháy không có tem bảo hành, tem kiểm định và nguồn gốc
xuất xứ.
“Như vậy, với việc thay đổi thiết kế xe, sử dụng thiết bị chữa cháy
chưa được kiểm định thì mức phạt còn nặng hơn không lắp bình rất
nhiều”, ông Thái khẳng định.
Luật sư Thái cũng chia sẻ thêm, mùa hẻ ở Việt Nam trong ô tô nhiều
khi có thể nóng tới 80 độ, trong khi bình chữa cháy bảo quản dưới 40 độ.
Rất dễ xảy ra các vụ nổ bình chữa cháy trong xe. Bản thân luật sư cũng
đã từng chứng kiến 1 vụ nổ bình chữa cháy ở 565 Nguyễn Trãi năm ngoái.
Theo vị luật sư này, những quy định chưa hợp lý sẽ sớm nhanh chóng
“chết yểu” ngay từ khi mới ban hành. Điều này cũng sẽ dẫn đến tình
trạng “nhờn” luật.
“Do vậy, người làm luật ngoài kiến thức chuyên môn, cần phải am hiểu thực tế, bám sát với cuộc sống”, Luật sư Thái nhìn nhận.
“Tại sao nhà sản xuất xe hơi không thiết kế luôn cái bình?
Xung quanh quy định trên, trên trang cá nhân của PGS. Văn Như Cương
(Chủ tịch hội đồng quản trị Trường Lương Thế Vinh, Hà Nội) hay TS. Hiệu
Minh cũng đều bày tỏ ý kiến không đồng tình.
PGS. Văn Như Cương chia sẻ: Chắc chắn rằng “quy định ô tô phải có
bình cứu hỏa” sớm muộn gì rồi cũng phải bãi bỏ, vì nó không hợp lí và dễ
gây tai nạn cháy nổ nhiều hơn.
Trong khi đó, trên blog TS. Hiệu Minh, vị này cũng cho rằng, bình
chữa cháy cho xe hơi chỉ nên là một lựa chọn của mỗi cá nhân vì sự an
toàn nếu có rủi ro. Biến nó thành luật và chưa chỉ đã doah phạt thì sự
áy này về bình chữa cháy không nằm ở sự an toàn nữa.
“Tại sao các nhà sản xuất xe hơi không thiết kế luôn cái bình đó?
Có vài lý do, đó là giá thành, bảo trì định kỳ và công năng sử dụng.
Thêm cái bình là thêm giá cho chiếc xe hơi, giá cao hơn 50 USD đến
vài trăm USD do bình này phải thiết kế đặc biệt cho xe hơi chịu được
rung xóc, va đập và nhiệt độ cao thấp bất kỳ, hóa chất bên trong cũng
thế. Khách hàng sẽ bỏ đi để tìm cái xe công năng tương tự và không cần
cái bình khỉ gió ấy".
Cũng theo quan điểm của vị này, các vụ tai nạn xe hơi nếu gây cháy
thì người trong xe hầu hết đã bị thương nặng hoặc tử vong, liệu có sức
mạnh thần bí nào giúp họ tìm ra cái bình và dập tắt đám cháy.