(HNM) - Vụ phá bom bằng... đèn khò khiến 5 người chết, 8 người bị thương xảy ra tại Văn Phú (quận Hà Đông) ngày 19-3 vừa qua một lần nữa dấy lên những lo ngại trong dư luận. Hơn 40 năm sau chiến tranh, danh sách nạn nhân các vụ nổ do bom, mìn vẫn tiếp tục gia tăng. Bên cạnh sự thiếu hiểu biết của người dân, sự buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền, công tác tuyên truyền và những chế tài về giao nộp bom, mìn, vật liệu nổ vẫn chưa tạo được "sức hút" với người dân.
Chuyện chỉ có ở... Việt Nam!
Sau vụ nổ thảm khốc xảy ra tại Văn Phú, rất nhiều người đã bày tỏ sự khó
hiểu khi giữa Thủ đô mà vẫn có người điềm nhiên ngồi "cưa bom" giữa ban
ngày khiến bản thân tử vong, kéo theo hàng chục người bị thương vong
khác. Trên thực tế, hành động "cưa bom" chỉ có ở Việt Nam này vẫn xảy ra
trên nhiều tỉnh, thành phố. Cụ thể, ngày 14-10-2015, 3 người đàn ông
trú tại Thôn 1, xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã nhặt
được một quả bom nên rủ nhau cùng "cưa" lấy thuốc nổ và phế liệu đem
bán. Quả bom phát nổ khiến 2 nạn nhân là Phạm Đình Thu và Lê Tấn Quang
chết tại chỗ; nạn nhân Nguyễn Văn Thông bị thương nặng...
Chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm nhưng danh sách các nạn nhân về bom,
mìn vẫn tiếp tục dài mãi. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Công nghệ
xử lý bom mìn (Bộ Tư lệnh Công binh) thực hiện năm 2002, mỗi năm Việt
Nam có hơn 3.800 người chết và bị thương do tai nạn bom, mìn. Hiện nay,
số vụ tai nạn đã giảm nhưng vẫn còn khoảng 2.000 thương vong do bom,
mìn. Đáng nói, hơn 48% nạn nhân các vụ tai nạn đều trong độ tuổi lao
động, 38% là trẻ em.
Điều tra cũng cho biết, nguyên nhân xảy ra tai nạn nhiều nhất là do trẻ
em không hiểu biết nhặt được bom đạn thì mang ra chơi (thường là bom bi,
đạn M-79), 18% do cuốc, giẫm phải trong quá trình lao động. Đáng nói có
tới 30% các vụ nổ bom, mìn xảy ra do người dân đi nhặt phế liệu, nhặt
được bom đã mang ra cưa, đục nhằm lấy thuốc nổ hoặc bán phế liệu.
Nhiều rào cản
Bà Trần Thu Hằng - Phó phòng Truyền thông và Phát triển nguồn lực (Trung
ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) - phụ trách Dự án "Phòng ngừa thương
tích và giảm thiểu những tác động bất lợi về kinh tế - xã hội đối với
nạn nhân bom, mìn" cho biết, đa số trường hợp người dân mang "thần chết
ra cưa" là do suy nghĩ rất đơn giản: Bom đã "điếc" mấy chục năm thì
không thể nổ được nữa. Hoặc cũng có trường hợp không biết đấy là bom.
"Việc nâng cao truyền thông cho người dân nhận diện bom, mìn và các hậu
quả của bom, mìn là rất quan trọng. Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ
cao như: Trẻ em, người làm nghề gom nhặt, thu mua phế liệu, người dân ở
các vùng đất có bom, mìn còn sót lại trong đất cao. Không thể để mặc
người dân tự "nâng cao ý thức" - bà Hằng nhận định.
Theo bà Hằng, ngay cả các vùng đất không có phơi nhiễm bom, mìn, chính
quyền địa phương vẫn cần cảnh giác. Nhất là các cơ sở kinh doanh phế
liệu, rất dễ thu mua vật liệu nổ hoen gỉ mà không biết hoặc vô tư nghĩ
rằng chúng không nổ. "Kinh nghiệm với các tỉnh là chính quyền địa phương
vào cuộc để truyền thông cho bà con. Yêu cầu họ khi thu gom các phế
liệu có hình dáng như bom, mìn hoặc nghi là bom, mìn thì phải thông báo
ngay cho chính quyền để họ xử lý" - bà Hằng cho biết.
Tuy nhiên, ngay cả khi đã được tuyên truyền, vận động, một trong những
rào cản khiến người dân "ngại" giao nộp vũ khí, bom, mìn là do các thủ
tục còn quá rườm rà, mức hỗ trợ thấp. Mới đây nhất, qua nắm bắt tình
hình, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) phát hiện anh Trần Cảnh Hiền
(trú tại phường Vĩnh Điện) có một "kho" vũ khí, bom, mìn... lên đến cả
trăm hiện vật. Số vũ khí này được anh Hiền thu thập trong nhiều năm với
mục đích mở bảo tàng tư nhân. Sau khi được vận động, tháng 11-2015, anh
Hiền đã tự động giao nộp toàn bộ "kho" vũ khí cho Bảo tàng Điện Bàn. Tuy
nhiên, sau hơn 4 tháng giao nộp, đến nay anh Hiền vẫn chưa biết sẽ nhận
được mức hỗ trợ là bao nhiêu, trong khi số tiền anh bỏ ra mua "kho" vũ
khí ước tính lên tới 100 triệu đồng. Trước những "rào cản" như vậy, con
đường ngắn nhất và dễ dàng nhất của những vũ khí, bom, mìn ít giá trị
trưng bày nhưng còn nguyên sức nổ là đến với "thị trường" đồng nát.
Theo Luật sư Nguyễn Thị Thắm - Văn phòng Luật sư Hồng Thái và đồng
nghiệp, căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định số 26/2012/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 5-4-2012 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong việc giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì cơ quan,
tổ chức, cá nhân không được trang bị hoặc sở hữu vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ từ bất cứ nguồn gốc nào đều phải giao nộp cho cơ quan
công an hoặc cơ quan quân sự để xử lý theo quy định. Nếu không giao nộp
thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy
định tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc có thể bị truy cứu về tội
Tàng trữ trái phép vật liệu nổ theo Điều 232 Bộ luật Hình sự. Tuy
nhiên, biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn hậu quả của bom, mìn vẫn
chính là công tác tuyên truyền, vận động để người dân tự giác giao nộp,
bên cạnh đó cơ quan chức năng, chính quyền sở tại cần kiểm tra chặt chẽ
các cơ sở mua bán phế liệu nhằm phát hiện, thu gom kịp thời bom, mìn,
vật liệu nổ.
Còn đó “lỗ hổng” chết người!
(HNMO) - Sau vụ nổ tại cơ sở thu mua phế
liệu, sắt vụn số 16-TT9, khu đô thị Văn Phú (phường Phú La, quận Hà
Đông, TP Hà Nội), mọi người không khỏi giật thót mình bởi còn đó một khe
hở, dù là rất hẹp trong công tác phòng, chống cháy nổ; quản lý vật liệu
nổ tại các cơ sở thu mua phế liệu, sắt vụn.
Anh Thư
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/829250/dung-de-chet-chi-vi-thieu-hieu-biet
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|