1. Căn cứ pháp lý
2. Nội dung
Tổng đóng: 32,5%, trong đó người sử dụng lao động đóng 22% và người lao động đóng 10,5%. Bao gồm:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người sử dụng lao động đóng 18 %, người lao động đóng 8%.
- Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5 % trong đó người lao động đóng 1,5%, doanh nghiệp đóng 3%.
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2 % trong đó người lao động đóng 1 %, doanh nghiệp đóng 1%.
Mức lương đóng bảo hiểm được căn cứ tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.”
Theo quy định trên thì mức đóng bảo hiểm được xác định như sau:
2.1.Nếu là lao động làm việc tại và hưởng lương theo chế độ của người sử dụng lao động:
– Căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng mức BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng (Điều 58 Luật việc làm năm 2013).
– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng bảo hiểm y tế là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở (khoản 5 Điều 14 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014).
2.2. Nếu là lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định:
– Căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương cơ sở và tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Bài viết liên quan: