Tố cáo là quyền cơ
bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam và là kênh đặc biệt quan
trọng giúp cơ quan Nhà nước tiếp cận thông tin, phát hiện và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật. Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền
khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân…”.
Pháp luật Việt Nam
đã ghi nhận quyền của người tố cáo nói chung và người tố cáo tham nhũng
nói riêng tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như: Luật Khiếu nại và Luật Tố
cáo năm 2011; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm
2007 và 2012, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các
văn bản hướng dẫn thi hành…
Trung tâm tư vấn pháp luật 19006248
Tuy nhiên, các quy định
pháp luật nhìn chung chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể và nằm phân tán
trong nhiều văn bản với hiệu lực pháp lý khác nhau.
Đây là nguyên nhân cơ bản
khiến cho người tố cáo tham nhũng vẫn e ngại, sợ sệt và không tích cực hợp
tác với cơ quan nhà nước trong kiểm tra, xác minh và xử lý tố cáo.
Thực tế phản ánh còn nhiều hiện tượng “mũ ni che
tai”, không phản ánh, tố cáo những vi phạm pháp luật khi những vi phạm đó không
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình vì sợ liên lụy đến bản thân. Thậm
chí, có nhiều vụ việc vi phạm pháp luật trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của mình nhưng công dân cũng không dám tố cáo vì đối tượng sử dụng các
thủ đoạn che giấu hành vi vi phạm bằng cách mua chuộc, đe dọa và thực hiện các
hành vi bạo lực khiến cho công dân hoang mang, lo sợ. Đặc biệt, đối với các hiện
tượng tham nhũng thì tâm lý này có phần còn nặng nề hơn vì những đối tượng tham
nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn, địa vị và ảnh hưởng trong xã hội,
thường ở “thế mạnh”, còn người “tố cáo” thì thường lại ở “thế yếu”.
Đến nay, dù chưa có cơ quan, đơn vị nào có báo cáo
hoặc thống kê chính thức về tình hình đe dọa, xâm hại đối với người tố cáo
nhưng qua nghiên cứu, tổng kết một số vụ việc xảy ra, có thể xác nhận những tác
động của người vi phạm hoặc thân nhân của họ như mua chuộc, đe dọa, gây thiệt hại
là có thật và là nguyên nhân dẫn đến một số vụ án hình sự không được làm rõ hoặc
không được xử lý triệt để và dẫn đến các kết quả tiêu cực khác.
Các quy định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Quy
định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo
Luật tố cáo, lần đầu tiên được quốc hội thông
qua ngày 11/11/2011, đã dành hẳn 01 chương (Chương V: từ Điều 34 đến Điều 40) để
quy định về bảo vệ người tố cáo. Trong đó, Điều 34 của Luật quy định việc bảo vệ
người tố cáo được thực hiện tại tất cả những nơi có thể ảnh hưởng đến người tố
cáo, bao gồm: nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người
cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy định. Cũng
theo quy định của Điều này, đối tượng bảo vệ không chỉ có người tố cáo mà còn cả
những người thân thích của người tố cáo như vợ hoặc chồng, con cái, bố mẹ, anh
em ruột thịt...; thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ thuộc
vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ
Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 đã dành riêng một chương (Chương XXXIV) về bảo vệ người tố giác tội phạm,
người làm chứng, người bị hại và người tham gia tố tụng khác. Cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp bảo vệ trong trường hợp cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định được tính mạng, sức khỏe,
tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm
hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm.
Luật Phòng, chống tham
nhũng tuy là văn bản luật chuyên ngành nhưng hiện nay cũng chỉ quy định trách
nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo tham
nhũng một cách chung chung.
Có thể nói, chính
sách hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở nước ta rõ ràng đã có sự
phát triển mới, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc xử
lý những người có hành vi cản trở việc thực hiện quyền tố cáo cũng như trả thù
người tố cáo tham nhũng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, có thể nói, Việt
Nam chưa có một quy chế riêng bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Các quy định của
pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo tham nhũng hiện nay được đánh giá
mới chỉ là nguyên tắc, chưa cụ thể, phân tán nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực
khác nhau và thiếu tính thống nhất. Một số quy định về bảo vệ người tố cáo còn
nhiều bất cập, khó thực hiện, chưa hiệu quả trên thực tế nên khó đi vào cuộc sống.
TAGs:19006248 đập phá tư vấn miên phí luật sư tư vấn miễn phi
Gửi thông tin tư vấn