Đã hai tháng rưỡi kể từ ngày người dân xã Đồng Tâm tửi kiến nghị thắc mắc (sau khi có trả lời của Thanh tra thành phố) nhưng chưa được hồi âm. Như vậy, người dân gửi kiến nghị sau khi có kết luận thanh tra đã đúng cơ quan chức năng chưa.
Nếu thành phố đã có kết luận thanh tra, tức là đã giải quyết xong việc, các kiến nghị khiếu nại quyết định kết luận thanh tra thành phố Hà Nội thì sẽ gửi đến cơ quan nào có trách nhiệm thụ lý tiếp theo.
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010 cần phải quy định rõ về giá trị pháp lý của kết luận thanh tra, cụ thể là giá trị pháp lý của từng loại kết luận thanh tra (thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành) để từ đó làm cơ sở cho việc quy định quyền khiếu nại đối với kết luận thanh tra. Đối với kết luận thanh tra của hoạt động thanh tra hành chính thì cần quy định đây là một dạng văn bản quản lý nhà nước, nội dung của kết luận nhằm đánh giá, nhận xét việc chấp hành chính sách, pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức. Kết luận thanh tra hành chính phải qua khâu tổ chức thực hiện của các chủ thể có thẩm quyền mới trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra. Vì vậy, kết luận thanh tra hành chính không phải là đối tượng của khiếu nại hành chính.
Vì vậy, đơn kiến nghị thắc mắc của người dân Đồng Tâm phải thể hiện rõ kiến nghị về vấn đề gì. Theo quy định pháp luật về thanh tra thì hiện nay người dân sẽ khiếu nại đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng thanh tra thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
Căn cứ Điều 73 Nghị định 86/2011//NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra quy định về Giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra
“1. Khiếu nại của đối tượng thanh tra đối với quyết định xử lý, hành vi của Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng thanh tra thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
2. Khiếu nại của đối tượng thanh tra đối với kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đã có kết luận hoặc quyết định xử lý có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
3. Trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý, Thủ trưởng cơ quan thanh tra đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại”.
Như vậy, khi có Kết luận thanh tra thì người dân phải gửi đơn khiếu nại đối với Quyết định xử lý, hành vi của Trưởng Đoàn Thanh Tra trong quá trình thanh tra. Thủ trưởng cơ quan quản lý, Thủ trưởng cơ quan thanh tra đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Theo quy định nêu trên, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đã có kết luận hoặc quyết định xử lý về thanh tra có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Quy định này cũng tương tự như thẩm quyền giải quyết trong khiếu nại hành chính, đó là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyết định hành chính bị khiếu nại thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai lên cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại.
Quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra chuyên ngành
- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra cần được quy định cụ thể theo hướng: cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra sẽ giải quyết khiếu nại lần đầu nếu kết luận thanh tra có khiếu nại (kể cả trường hợp kết luận thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ban hành); khiếu nại lần hai sẽ do cơ quan thanh tra cấp trên trực tiếp giải quyết.
- Xác định căn cứ làm cơ sở khiếu nại: Việc xác định kết luận thanh tra là trái pháp luật làm cơ sở để khiếu nại phải dựa trên những căn cứ cụ thể như: nội dung kết luận thanh tra được ban hành không phù hợp với quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các quy định khác của Nhà nước; Kết luận, kiến nghị thanh tra về lĩnh vực mà pháp luật không cho phép hoặc vượt quá phạm vi quyền hạn được giao; Kết luận thanh tra được ban hành không đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Thanh tra; Kết luận thanh tra ban hành không bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định...
- Xác định các thiệt hại do kết luận thanh tra gây ra: Các loại thiệt hại gây ra được xác định là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần mà đối tượng thanh tra phải gánh chịu hoặc có nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần nếu các đánh giá, kết luận và kiến nghị thanh tra trái pháp luật đó không được ngăn chặn kịp thời. Các đánh giá, kết luận và kiến nghị thanh tra được xác định là nguyên nhân trực tiếp hoặc nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Luật sư tư vấn Luật Hành chính - Dân sự, gọi: 19006248
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)