CSGT có quyền truy đuổi người vi phạm giao thông không? Việc bỏ chạy, tấn công CSGT bị pháp luật xử phạt thế nào?
Bài viết liên quan:
Có khi nào vượt đèn đỏ mà không bị phạt?
Làm sao để biết xe ô tô định mua có đang thế chấp ngân hàng?
Điều khiển xe máy không có Giấy phép lái xe thì mức xử phạt là bao nhiêu?
`Hiện trong các quy định của pháp luật hiện hành không có điều
khoản nào cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm mà chỉ cho phép CSGT dừng xe của người điều khiển vi
phạm.
Dư luận xã hội
Việc CSGT truy đuổi, chặn đầu xe hay dùng công
cụ hỗ trợ trực tiếp tác động vào người đi đường nhằm mục đích dừng xe không may
chính việc làm đó của CSGT đã gây ra tai nạn cho người đi đường, những cảnh sát
này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tuy nhiên có
những trường hợp nạn nhân trong vụ truy đuổi do hoảng sợ, bỏ chạy với tốc độ
cao và tự ngã và có thể gây tai nạn cho những người đi đường khác.
Một câu hỏi
cần đặt ra ở đây là trong một số trường hợp người vi phạm giao thông đó chính
là những kẻ buôn bán chất cấm khi gặp lực lượng chức năng đã bỏ chạy, đòi hỏi
CSGT cần phải kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh..Chính vì vậy rất khó quy
kết trách nhiệm thuộc về CSGT
CSGT có được phép truy đuổi người vi phạm hay
không?
Theo Điều 87, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy
định về tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ:
“CSGT
đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện
tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối
với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ”
Tuy nhiên,
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng đã quy định
“Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được
phát hiện ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh” (điểm a khoản 1 điều 3), và
cũng có nói CSGT “ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc
xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Như vậy, việc truy đuổi đến cùng người vi phạm
giao thông bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT vẫn là phù hợp quy định
pháp luật. Tuy nhiên CSGT cũng nên đánh giá lỗi vi phạm của người tham gia giao
thông đó có thể sẽ gây nguy hại cho xã hội cần phải ngăn chặn ngay hay không. Nếu
thấy vi phạm đó nhỏ thì có thể dùng nhiều biện pháp khác như ( chụp lại biển số
phương tiện, ghi hình để sau đó xử lý sau)
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn ảnh: Internet)
Chế tài với
người bỏ chạy
Khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT mà chủ phương
tiện không chấp hành, bỏ chạy thì theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), đây được
coi là hành vi vi phạm: “Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều
khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông”
Mức xử phạt vi phạm giao thông
Theo khoản 5 Điều
5 nghị định 46/2016 ND-CP Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô
và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định như sau:
“Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a)
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu
giao thông
b)
Không chấp hành hiệu
lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao
thông.”
Ngoài
xử lý vị phạm hành chính thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi
vi phạm đó gây ra hậu quả chết người
Theo Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi
phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở
lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà
trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất
ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách
nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều
khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở
lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây,
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với
tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở
lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm
quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của
người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù
từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thành long
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Hiện nay, tình trạng vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông diễn ra khá nhiều. Vậy có trường hợp nào...
Khi mua xe cũ, người mua cần chú ý kiểm tra xem xe đó có bị thế chấp hay không? Làm sao để biết xe ô...